Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: THAM GIA TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
  • Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • - Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
  • - Quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
  • - Hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • - Yêu thương, quan tâm tới các thành viên trong gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A0, tập giấy nhỏ, các dụng cụ để gắn, dán.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Tham gia buổi nói chuyện về vai trò của gia đình đối với cá nhân và xã hội.
  • - Tọa đàm về kĩ năng tổ chức cuộc sống gia đình.
  • - Thảo luận nhóm về cách hóa giải mâu thuẫn trong gia đình.
  • - Chia sẻ cách em đã quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
  • - ...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS xem video và định hướng HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được ý nghĩa của chủ đề và mô tả được bức tranh chủ đề trong phần định hướng nội dung.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình:

https://www.youtube.com/watch?v=RdROreFXlvc (Từ 0:00 – 2:40)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Các nhân vật trong video đã có vấn đề gì?

+ Theo em, đâu là nguyên nhân của vấn đề trong video?

+ Hãy đề xuất những cách thức để hóa giải vấn đề đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật trong video có vấn đề trong khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái tồn tại nhiều sự khác biệt về nhận thức, tư tưởng và quan niệm sống. Những sự xung đột thế hệ có thể vô tình tạo ra một khoảng cách lớn trong mối quan hệ tình cảm gia đình, đôi lúc còn có thể làm tổn thương đến cả hai phía.

+ Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách thế hệ là: không dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ với nhau; cha mẹ quản lí, xâm phạm quá nhiều vào cuộc sống của con; bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ; ...

+ Giải pháp để giải quyết khoảng cách thế hệ: giao tiếp với con nhiều hơn, cố gắng thấu hiểu những suy nghĩ của con; cha mẹ cần bắt nhịp với sự phát triển của con cái, trở thành người bạn tâm giao của con; để con có tự do cá nhân để con có thể cởi mở và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư tình cảm;...

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn chuyển vào chủ đề:

+ Những hoạt động/ nội dung trao đổi là biểu hiện/ hoạt động của việc tổ chức cuộc sống gia đình.

+ Tổ chức cuộc sống gia đình là sắp xếp những hoạt động/ công việc trong cuộc sống của gia đình hoặc cá nhân một cách hiệu quả, ngăn nắp, có trật tự và có kế hoạch, nhằm thỏa mãn hài hòa nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

+ Chúng ta nên tổ chức những hoạt động/ công việc để cải thiện việc tổ chức cuộc sống gia đình.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.31 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.30:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh chủ đề?

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

Mô tả bức tranh chủ đề: Hình ảnh cả gia đình đang quây quần bên nhau ở ngoài sân nhà. Cô con gái đang ca hát, nhảy múa theo điệu đàn của anh trai. Bố mẹ đang phấn khởi, cổ vũ, vỗ tay theo nhịp cùng các con. Bức tranh gia đình vui vẻ bên nhau cho thấy một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Gia đình là một xã hội thu nhỏ, ở đó bạn được trải nghiệm nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Khi bạn cùng các thành viên trong gia đình tổ chức tốt cuộc sống gia đình, biết cách giải quyết các mâu thuẫn sẽ không chỉ góp phần xây dựng gia đình bạn hạnh phúc, xã hội văn minh mà còn rèn luyện để tổ chức cuộc sống tương lai của chính bạn. Để biết cách tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

(HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tự tin trong sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện vai trò, giá trị mà hoạt động sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình mang đến cho các thành viên trong gia đình; HS thể hiện được sự tự tin khi sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện vai trò, giá trị mà hoạt động sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình mang đến cho các thành viên trong gia đình; HS thể hiện được sự tự tin khi sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giải thích lí do vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia sẻ về: Lí do mà các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình là gì?

- GV lưu ý HS cần giải thích đưa ra lí do xác đáng và ví dụ cụ thể để thuyết phục người nghe.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra lời giải thích.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS nêu lí do các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu về sự tự tin trong sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình

a. Giải thích lí do vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình vì nó:

- Giảm thiểu những căng thẳng trong gia đình.

- Gắn kết được các thành viên trong gia đình.

- Xây dựng được thói quen làm việc ngăn nắp và có kế hoạch.

- Thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống.

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm trên tờ giấy A0 theo hai nhóm nội dung:

(1) các công việc trong gia đình mà em tự tin sắp xếp thực hiện;

(2) các công việc trong gia đình mà em chưa tự tin sắp xếp thực hiện.

- GV yêu cầu các nhóm thống kê những hoạt động giống nhau/ phổ biến giữa các bạn về:

(1) các công việc trong gia đình mà em tự tin sắp xếp thực hiện;

(2) các công việc trong gia đình mà em chưa tự tin sắp xếp thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, liên hệ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ những việc trong gia đình mà HS tự tin/ chưa tự tin sắp xếp thực hiện.

Ví dụ:

+ Tự tin sắp xếp và thực hiện công việc gia đình theo thời gian trong ngày: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối,...

+ Có thể sắp xếp hợp lí thời gian trong tháng để chăm sóc, thăm hỏi họ hàng, người thân.

+ Chưa tự tin để nấu được bữa cơm nhanh chóng mà vẫn đủ các món.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện

HS cần tích cực thể hiện sự tự tin trong tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình. Những điểm chưa tự tin thực hiện, HS cần học hỏi, rèn luyện và khắc phục để hoàn thành thật tốt công việc trong gia đình.

 

Nhiệm vụ 3: Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng nguồn học liệu từ kết quả làm việc của các nhóm ở mục 2, yêu cầu HS trao đổi về: Kĩ năng nào được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đinh.

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm:

+ Em hãy liệt kê những biểu hiện thể hiện sự thay đổi, cải thiện trong quản lí thời gian, quan tâm và chăm sóc người thân,...trong quá trình tổ chức cuộc sống gia đình?

+ Những hoạt động, biểu hiện thể hiện tự tin hơn trong quản lí thời gian, quan tâm và chăm sóc người thân,...?

+ Em đã thực hiện thêm những việc làm nào liên quan đến giữ gìn nề nếp truyền thống gia phong, quản lí thời gian, chăm sóc và quan tâm và chăm sóc người thân,...?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ các kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

c. Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình

Một số kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình:

- Kĩ năng tổ chức cuộc sống

- Kĩ năng quản lí thời gian

- Kĩ năng giữ gìn nền nếp truyền thống gia phong.

- Kĩ năng chăm sóc và quan tâm đến người thân.

- ...

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 2: Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm việc lập và thực hiện kế hoạch sắp xếp công việc cá nhân, gia đình và rút ra kinh nghiệm để cải thiện tốt hơn đối với việc sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết cách lập và thực hiện kế hoạch sắp xếp hợp lí công việc cá nhân, gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng nguồn học liệu từ kết quả làm việc của các nhóm ở mục 2 hoạt động 1 đối với nhóm các công việc trong gia đình chưa tự tin sắp xếp thực hiện và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm về: Nguyên nhân chưa tự tin khi tổ chức sắp xếp thực hiện các công việc gia đình được liệt kê.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận về: Cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân để thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ nguyên nhân chưa tự tin tổ chức sắp xếp thực hiện các công việc gia đình và đưa ra cách sắp xếp hợp lí hơn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình

a. Thảo luận cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn

Để sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình trong tổ chức cuộc sống gia đình, mỗi người cần liệt kê công việc cá nhân, công việc gia đình để xác định thời gian thực hiện phù hợp.

Nhiệm vụ 2: Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào dịp lễ, tết, kì nghỉ,...

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS lập kế hoạch sắp xếp các công việc thường được tổ chức trong gia đình vào những ngày lễ, tết, kì nghỉ,... trước ở nhà.

Ví dụ: (SHS tr.33)

- GV tổ chức cho HS trao đổi theo cặp với các nội dung sau:

+ Nghe bạn thuyết trình kế hoạch – tại sao lại sắp xếp, tổ chức như vậy và những giá trị sẽ mang đến cho các thành viên trong gia đình và cá nhân từ kế hoạch đó.

+ HS ghi tóm tắt nội dung trình bày và đưa ra nhận xét, đánh giá bản kế hoạch công việc của bạn.

- GV đưa ra các tiêu chí để HS có cơ sở đánh giá kế hoạch hoạt động:

+ Số lượng và giá trị các công việc thực hiện.

+ Tối ưu hóa được thời gian thực hiện.

+ Tính khả thi của kế hoạch.

+ ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, lập kế hoạch sắp xếp các công việc thường được tổ chức trong gia đình vào những ngày lễ, tết, kì nghỉ,... trước ở nhà.

- HS thảo luận nhóm đôi, tóm tắt nội dung trình bày, đánh giá bản kế hoạch công việc.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày bản kế hoạch sắp xếp các công việc thường được tổ chức trong gia đình vào những ngày lễ, tết, kì nghỉ,...

- GV mời HS nêu tóm tắt nội dung trình bày, đánh giá bản kế hoạch công việc của bạn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào dịp lễ, tết, kì nghỉ,...

Vào dịp lễ, tết, kì nghỉ,... HS có thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn và có thời gian ở nhà. Đây cũng là lúc mỗi người có kế hoạch riêng cho những chuyện đi chơi cùng gia đình hoặc những bữa ăn quây quần bên nhau.

-> Thời gian lí tưởng để sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình.

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình.

- GV hướng dẫn HS tổng kết hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc và tổ chức cuộc sống gia đình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình:

- Đặc điểm công việc và thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình;

- Thói quen sinh hoạt, tập thể thao,...;

- Những việc đột xuất,...

------------------Còn tiếp---------------------

Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) mới, soạn giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) bài Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình, giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1)

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay