Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: TỰ TIN VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất được phải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó.
  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng.
  • Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Bảng phụ và bút màu.
  • Một lá cờ Tổ quốc nhỏ (cầm tay) hoặc một quả bóng ném nhỏ bằng cao su, bằng nhựa hoặc tự tạo ra bằng giấy.
  • Thẻ màu xanh, vàng, đỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Bản kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Trao đổi về các cách thể hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lứa tuổi của em.
  • Tuyên truyền trong nhà trường về hành vi văn minh nơi công cộng.
  • Thảo luận về các biện pháp quản lí hoạt động cộng đồng vì sự phát triển bền vững.
  • Hưởng ứng các phong trào của tháng Thanh niên.
  • ...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 nhóm (tương ứng 2 dãy) tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đặt tên cho hoạt động cộng đồng”.

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:

+ Mỗi đội đưa ra thật nhanh tên gọi hoạt động cộng đồng trong hình ảnh GV trình chiếu.

+ Đội nào trả lời nhanh và chính xác hơn đội đó được tính điểm. Tổng kết điểm, đội nào được nhiều điểm thì giành chiến thắng.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về các hoạt động cộng đồng:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết và tính hấp dẫn của chủ đề; khái quát về những nhiệm vụ cơ bản trong việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng trong chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Đoán tên bức hình:

  • Hình 1: Xây dựng nhà tình nghĩa.
  • Hình 2: Dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ.
  • Hình 3: Nhường chỗ cho người già.
  • Hình 4: Giao lưu văn hóa hai nước Việt – Nhật.
  • Hình 5: Cơm tình nghĩa.
  • Hình 6: Dọn dẹp vệ sinh đường phố.

+ Ý nghĩa: Chủ đề 6 giúp học sinh:

  • Biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, đối nhân xử thế.
  • Hoàn thành mọi công việc được giao.
  • Ý thức được trách nhiệm của mình.
  • Giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn.
  • Được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ.
  • Có được lòng tin của mọi người.

+ Sự cần thiết và tính hấp dẫn của chủ đề: Ý thức trách nhiệm của học sinh đang dần bị phai nhòa và lãng quên trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Chính vì thế, “sống có trách nhiệm” đối với tất cả chúng ta ở mọi thời điểm đều rất cần thiết.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động – SGK tr.47 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.46:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 6?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 6 giúp chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng và phát triển những giá trị chung của cộng đồng:

  • Tìm hiểu trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng.
  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với cá nhân và tổ chức trong cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội.
  • Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lí thực hiện hoạt động đó.
  • Đánh giá ý nghĩa của các hoạt động phát triển cộng đồng.
  • Tự đánh giá kết quả hoạt động.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các em học sinh tổ chức quyên góp quà tặng cho nhà tình thương, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Học sinh chúng ta cần làm gì để sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng? Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và xác định được những hành vi văn minh nơi công cộng.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và xác định được những hành vi văn minh nơi công cộng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia thành 2 đội chơi xếp thành 2 hàng, tham gia trò chơi “Điền vào đúng ô chữ”.

- GV chia bảng thành 3 ô với các mục: (1) Về chính trị; (2) Về môi trường; (3) Về văn hóa xã hội, hướng dẫn HS cách chơi:

+ HS kể về những việc làm thể hiện trách nhiệm của HS với cộng đồng.

+ Lần lượt từng HS lên bảng viết tên những hoạt động cộng đồng vào đúng ô.

+ Trong thời gian 3 phút đội nào viết đúng ô và kể được nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng là đội chiến thắng.

- GV khảo sát nhanh về những việc làm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng mà HS từng tham gia:

+ HS từng tham gia cả 3 nhóm hoạt động: dơ thẻ màu xanh.

+ HS tham gia được 2 nhóm hoạt động: dơ thẻ màu vàng.

+ HS tham gia được 1 nhóm hoạt động: dơ thẻ màu đỏ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi của GV.

- HS tích cực tham gia trò chơi “Điền vào đúng ô chữ”.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp đáp án, câu trả lời của HS và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

a. Chia sẻ những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

- Về chính trị:

+ Tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội,...

+ Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương,...

+ ...

- Về môi trường:

+ Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học).

+ Trồng và chăm sóc cây xanh.

+ ...

- Về văn hóa – xã hội:

+ Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng.

+ Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi.

+ Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

+ ...

 

Nhiệm vụ 2: Xác định những hành vi văn minh nơi công cộng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát gợi ý SGK tr.48,49 và cho biết: Hãy xác định những hành vi văn minh nơi công cộng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ nhanh kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Xác định những hành vi văn minh nơi công cộng

- Cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, bảo tàng, thư viện:

+ Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình.

+ Giữ gìn trật tự, vệ sinh không gian chung.

+ Trang phục phù hợp.

+ ...

- Trung tâm thương mại, nhà ga, bến xe:

+ Trao đổi thông tin, giao tiếp đúng mực.

+ Giữ gìn trật tự, an ninh, tôn trọng quy định chung.

+ Xếp hàng theo quy định.

+ ...

- Khi tham gia giao thông:

+ Tự giác chấp hành Luật Giao thông.

+ Có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sử khi tham gia giao thông.

+ Giúp đỡ người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông cho cơ quan có thẩm quyền.

+ ...

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG MỞ RỘNG

Hoạt động 2: Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và sống có trách nhiệm với cộng đồng.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và sống có trách nhiệm với cộng đồng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đóng vai các nhân vật để thể hiện hành vi văn minh trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tình huống SGK tr.49 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 3: Đóng vai xử lí tình huống 1.

+ Nhóm 2 + 4: Đóng vai xử lí tình huống 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

Tình huống 1: Để cổ vũ văn minh, nhóm thanh niên có thể thực hiện các hành động sau:

+ Hát những bài hát cổ vũ đội tuyển một cách lịch sự, không sử dụng ngôn ngữ tục tĩu hoặc xúc phạm đối thủ.

+ Sử dụng các khẩu hiệu khích lệ đội tuyển một cách tích cực, không mang tính xúc phạm hoặc gây tranh cãi.

+ Không sử dụng pháo sáng, bóng xì, hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể gây nguy hiểm cho người khác hoặc làm phiền người xung quanh.

+ Để lại chỗ ngồi sạch sẽ và gọn gàng sau khi kết thúc trận đấu.

Tình huống 2: Nếu là M, bạn có thể đề nghị cho H để thú cưng đi vệ sinh ở nơi khác, ví dụ như nhà bạn hoặc khu vực vệ sinh cho thú cưng. Bạn cũng có thể lịch sự hỏi H về việc thu gom phân của thú cưng và bỏ vào thùng rác đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường. Bằng cách này, bạn đã giúp H nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người và thú cưng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

a. Đóng vai các nhân vật để thể hiện hành vi văn minh trong các tình huống

- Xây dựng lối sống văn minh cần được tiến hành mọi nơi, mọi lúc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.

- Xây dựng lối sống văn minh là việc của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, ngành nghề và tầng lớp xã hội.

- Xây dựng lối sống văn minh là trách nhiệm của mọi người.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, tham gia trò chơi “Công dân gương mẫu”.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Viết một bài thuyết trình về “Cách em thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện”.

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:

+ Đánh số báo danh cho các thí sinh dự thi “Công dân gương mẫu”.

+ Cử 1 đại diện của nhóm dự thi.

+ Cử 1 thư kí để tổng hợp điểm.

- GV thông báo tiêu chí đánh giá cho thí sinh dự thi:

STT

Tiêu chí đánh giá

Điểm

1

Bài thuyết trình phải đảm bảo đủ hai nội dung lồng ghép gồm cách em thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và em nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

4 điểm

2

Phải biết phối hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khi trình bày.

3 điểm

3

Bản thân thí sinh là tấm gương về thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng, bài thi có khả năng lan tỏa và thuyết phục mọi người.

3 điểm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình.

- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết mục, phần thể hiện của từng bạn HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện

Hành vi văn minh nơi công cộng:

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.

- Không chen lấn, luôn xếp hàng.

- Nói đủ nghe, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

- Giúp đỡ người gặp tai nạn.

- ...

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nhận của em khi mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện hành vi văn minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi những cảm nhận khi mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện những hành vi văn minh.

Gợi ý: Có thể là một câu chuyện, một điều thú vị, một điều bất ngờ hoặc cảm xúc chung. Khi mọi người cùng thực hiện hành vi văn minh, cộng đồng đó sẽ trở nên gắn bó, gần gũi, yêu thương, đoàn kết và chất lượng cuộc sống được nâng cao. HS có thể sử dụng hình ảnh hoặc video minh họa trực quan hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ về cảm xúc của mình khi cùng mọi người thực hiện hành vi văn minh.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV tổng kết:

+ Trong xã hội, khi tất cả mọi người đều có ý thức thực hiện những hành vi văn minh thì chúng ta sẽ có một cuộc sống văn minh. Ngược lại, chỉ cần một người thiếu ý thức trong hành động ở những không gian chung, nơi công cộng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Vì vậy, thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

+ Việc thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng cần tạo thành thói quen, sự tự giác trong ý thức của mỗi người, trong hành động hằng ngày. Khi mỗi người làm tốt điều đó sẽ là tấm gương cho những thế hệ sau. Việc nhắc nhở người khác thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng cần lịch sự, nhã nhặn, văn minh.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

c. Chia sẻ cảm nhận của em khi mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện hành vi văn minh

Khi mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện hành vi văn minh, không chỉ giúp tránh những hành vi gây phiền toái hay mâu thuẫn, mà còn tạo ra một môi trường sống tốt đẹp, an toàn và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Hành vi văn minh cũng góp phần vào việc tôn trọng và bảo vệ môi trường, thể hiện sự tình cảm và sự quan tâm đến sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy, cần khuyến khích và gợi mở ý thức cho mọi người về hành vi văn minh, giúp xây dựng một cộng đồng văn minh.

Hoạt động 3: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với cá nhân và tổ chức trong cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS luyện tập kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với cá nhân và tổ chức trong cộng đồng, đồng thời phát triển tốt các mối quan hệ đó.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS luyện tập kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với cá nhân và tổ chức trong cộng đồng, đồng thời phát triển tốt các mối quan hệ đó.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tổ chức hội nghị bàn tròn “Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng”

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho lớp ngồi thành hình vòng tròn để tăng tính gắn kết của cả lớp và yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.50.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ, thực hiện yêu cầu: Thảo luận về mục tiêu xây dựng, phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng và cách xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với cá nhân và tổ chức trong cộng đồng

a. Thảo luận về cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

- Luôn quan tâm tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

- Tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường.

- Giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại nơi cư trú.

- Tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

- ...

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thực hành xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc tình huống SGK tr.50, hướng dẫn HS thảo luận:

+ HS giữ nguyên không gian hình tròn.

+ HS đóng vai xử lí tình huống thực hiện xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong cộng đồng.

+ Các nhóm lần lượt đóng vai tình huống đã bốc thăm được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Tình huống 1: Để thu hút cộng đồng vào hoạt động tổ chức tết Trung thu cho các em thiếu nhi, em có thể áp dụng các cách sau:

+ Tạo ra một kế hoạch chi tiết và hấp dẫn để người dân hiểu rõ hoạt động này. Em nên giải thích về mục đích, quy mô, thời gian, địa điểm, các hoạt động và sự cần thiết của sự hợp tác của cộng đồng.

+ Sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền thanh, quảng cáo trên mạng xã hội, báo chí để truyền thông về hoạt động này. Em cần phải giải thích về mục đích và lợi ích của việc tham gia hoạt động này cho cộng đồng.

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương để đưa thông tin về hoạt động đến cộng đồng một cách rộng rãi và nhanh chóng.

Tình huống 2: Để góp sức vào hoạt động nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân khó khăn của Hội Phụ nữ ở phường em, em có thể liên hệ qua điện thoại, email hoặc trực tiếp đến văn phòng của Hội để đăng ký tham gia hoạt động. Em cần thông báo rõ về số lượng người tham gia và sẵn sàng giúp đỡ các công việc cần thiết.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thực hành xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong cộng đồng

HS quan sát thực tế, liên hệ với bản thân để giải quyết tình huống. Qua đó, rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển tốt các mối quan hệ trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ không gian lớp ngồi hình vòng tròn và thực hiện nhiệm vụ: HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với nhau về cảm xúc của bản thân khi phát triển tốt các mối quan hệ cộng đồng.

- GV hướng dẫn HS thực hiện:

+ HS chuyền tay lá cờ hoặc quả bóng nhỏ trên nền nhạc của bài “Nối vòng tay lớn” (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)

https://youtu.be/D_d55NpYpIs?si=4S1rxNdct6SX645E

+ Khi nhạc dừng, vật đó trong tay HS nào, HS đó sẽ trình bày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc khi phát triển tốt các mối quan hệ trong cộng đồng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV tổng kết:

+ Trong cuộc sống, con người luôn phải biết dựa vào nhau để giúp đỡ, hỗ trợ nhau những công việc không thể thực hiện một mình, những công việc chung của tập thể hoặc những lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì vậy, mỗi người đều cần rèn luyện kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng và biết phát triển tốt các mối quan hệ đó.

+ Việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong cộng đồng sẽ dễ dàng thực hiện khi chúng ta tích cực tham gia vào hoạt động ở các môi trường sống, môi trường học tập và làm việc. Bên cạnh đó, để các mối quan hệ phát triển tốt, mỗi chúng ta cần nuôi dưỡng tình cảm chân thành, quan tâm chia sẻ với tất cả mọi người, với cộng đồng trong cuộc sống của chúng ta.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển tốt các mối quan hệ trong cộng đồng

Khi phát triển tốt các mối quan hệ trong cộng đồng, em cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì đã góp phần tạo nên sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều này giúp cho mọi người có thể cùng nhau đạt được những mục tiêu chung và xây dựng một môi trường sống tốt hơn.

Hoạt động 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu về văn hóa mạng xã hội và các yêu cầu khi tham gia mạng xã hội, biết xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu về văn hóa mạng xã hội và các yêu cầu khi tham gia mạng xã hội, biết xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về các vấn đề văn hóa mạng xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.50, thảo luận về: Em hãy đưa ra ý kiến về những vấn đề thuộc về văn hóa mạng xã hội, các yêu cầu khi tham gia văn hóa mạng xã hội.

- GV yêu cầu mỗi nhóm đưa ra thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ về văn hóa mạng xã hội và yêu cầu khi tham gia mạng xã hội.

Gợi ý: Mạng xã hội gắn kết và chia sẻ yêu thương, like, share, comment một cách có ý thức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các đội trình bày câu trả lời.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội

a. Thảo luận về các vấn đề văn hóa mạng xã hội

- Trao đổi phân biệt tin thật, tin giả.

- Làm thế nào để phòng tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân.

- Các thủ đoạn công kích, lôi kéo trên mạng xã hội.

- Nhận diện các hình thức bắt nạt trực tuyến.

- ...

 

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một vấn đề văn hóa mạng xã hội và xây dựng kế hoạch truyền thông

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm, yêu cầu HS lựa chọn một vấn đề về văn hóa mạng xã hội và xây dựng kế hoạch truyền thông theo gợi ý SGK tr.51.

- GV lựa chọn một phương thức truyền thông trên mạng xã hội để HS biết cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả vừa có thể tổ chức được cuộc thi truyền thông trên chính mạng xã hội.

- GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và lập bản kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội vào giấy khổ lớn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân để xây dựng bản kế hoạch.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS giới thiệu và thuyết trình về bản kế hoạch của nhóm.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Lựa chọn một vấn đề văn hóa mạng xã hội và xây dựng kế hoạch truyền thông

Bản kế hoạch trình bày dưới Hoạt động 4.

 

Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 1) bài Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) mới, soạn giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) bài Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1)

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay