Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
- Hợp tác với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng: Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với thầy cô và bạn bè.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức“
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô và các bạn trong lớp học. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó dành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tham gia chơi trò chơi dưới sự dìu dắt của GV
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội dành chiến thắng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn
- HS chia sẻ được kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn
- HS nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những điểm tốt và chưa tốt về sự hòa đồng với thầy cô và bạn bè. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 người và hướng dẫn: Mỗi HS sử dụng 2 tờ giấy màu (hai màu khác nhau), một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa mình với thầy cô và với các bạn trong lớp. Ghi chép xong thì dán các giấy hớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A1, A2...). Những tấm giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung. - GV yêu cầu đặc tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả hoạt động nhóm. Nhắc HS trong lớp chú ý quan sát, lắng nghe bạn trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét kết quả chia sẻ của các nhóm. GV hệ thống lại những điểm tốt và chưa tốt về sự hòa đồng với thầy cô và các bạn của HS
Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Tìm cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, thảo luận tìm ra đáp án - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV yêu cầu HS nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và các cá nhân. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng hợp nội dung các nhóm trình bày và kết luận: Để phát triển được mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, mỗi chúng ta cần luôn tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn; khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô; phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn; nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; khiêm tốn học hỏi thầy cô và các bạn; tôn trọng sự khác biệt... Các đặc điểm tính cách của thầy cô và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó, mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hòa đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau. | 1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn * Điểm tốt và chưa tốt của HS về mối quan hệ với thầy cô và các bạn: - Điểm tốt: tôn trọng, lắng nghe ý kiến, trò chuyện, tâm sự, chia sẻ... - Điểm chưa tốt: vô tâm, ngại nói chuyện, không chia sẻ...
* Cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn - Trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân. - Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn bè. - Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn. - Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn. |
---------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác