Soạn mới giáo án Vật lí 8 cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật

Soạn mới Giáo án vật lí 8 cánh diều bài Lực có thể làm quay vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

BÀI 18: LỰC CÓ THỂ LÀM QUAY VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
  • Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng momen lực.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về tác dụng làm quay của vật và momen lực.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu được tác dụng làm quay vật của lực.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay.
  • Nêu được tác dụng làm quay phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • Nêu được momen lực là đại lượng liên quan đến độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • Vận dụng được kiến thức về tác dụng làm quay và momen lực để giải các bài tập hoặc tình huống thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh mở cánh cửa, hình ảnh trò chơi bập bênh, biểu diễn lực tác dụng lên bập bênh,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS mỗi nhóm: Bộ thí nghiệm tìm hiểu tìm điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay: khớp nối và trục thép nhỏ, thanh nhựa cứng có các lỗ cách đều nhau, lực kế, trụ thép dài.
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS mô tả cách làm quay cánh cửa bằng cách tác dụng lực vào cánh cửa từ đó xác định được mục tiêu của bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận về lực có thể làm quay vật.
  4. Sản phẩm học tập: Nội dung mô tả và trao đổi của HS về việc làm quay cánh cửa và nêu ra câu hỏi để tìm hiểu về tác dụng làm quay của lực.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh người đàn ông mở cánh cửa (hình 18.1) cho HS quan sát.

Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vậy. Ví dụ, ở hình 18.1, khi đẩy hoặc kéo thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Khi nào thì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật? Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 18: Lực có thể làm quay vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Thực hiện thí nghiệm để tìm điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay

  1. Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm và mô tả lại chuyển động của thanh nhựa khi chịu tác dụng của lực kéo để tìm hiểu về tác dụng làm quay một thanh nhựa.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay.
  3. Sản phẩm:

- Bản ghi chép mô tả kết quả thí nghiệm.

- HS nêu được điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay thông qua thí nghiệm.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm.

- GV phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện thí nghiệm theo nội dung Thực hành (SGK – tr91)

+ Dụng cụ thí nghiệm

+ Các bước tiến hành:

Bước 1. Lắp đặt thí nghiệm như hình 18.2.

Bước 2. Điều chỉnh chiều cao của khớp nối sao cho khi nằm thẳng đứng, đầu dưới của thanh nhựa không chạm vào đế kim loại.

Bước 3. Khi thanh nhựa đang nằm yên dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa và kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo nhẹ sang phải. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị của lực kế.

Bước 4. Đưa thanh nhựa về vị trí nằm thẳng đứng dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa, kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị của lực kế.

- GV đặt câu hỏi:

+ Mô tả lại chuyển động của thanh nhựa khi chịu tác dụng của lực kéo (qua lực kế).

+ Ghi lại sự chuyển động của thanh nhựa.

+ Dựa vào kết quả ghi lại được, cho biết khi nào lực tác dụng vào thanh nhựa sẽ làm thanh nhựa quay được, khi nào không làm thanh nhựa quay được.

- GV gợi ý: Lực làm quay vật nếu phương của lực không đi dọc theo thanh (hoặc không đi qua trục quay).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr91,92)

Câu hỏi 1 (SGK – tr91): Khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế?

Câu hỏi 2 (SGK – tr92): Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật.

- GV kết luận về điều kiện của lực gây ra tác dụng làm quay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

*Thực hành:

- Khi kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo sang phải. Ta thấy thanh nhựa quay quanh vị trí cố định gắn trục thép.

- Khi kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Ta thấy thanh nhựa không chuyển động.

=> Lực làm thanh nhựa quay quanh trục thép khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay.

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr91)

- Cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm để chỉ làm cho thanh nhựa (2) chuyển động, tránh làm xê dịch trụ thép (4) hoặc chuyển động của vật khác không mong muốn xảy ra.

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr92)

- Một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng có thể làm quay vật:

+ Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô-lăng làm vô-lăng quay quanh trục của nó.

+ Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định.

+ Dùng tay kéo làm cánh cửa quay.

+ Em bé đu xích đu.

*Kết luận

- Trong thí nghiệm ở hình 18.2, lực tác dụng lên thanh nhựa có thể làm thanh nhựa quay quanh trục thép nằm ngang được giữ bởi khớp nối. Trục thép là trục quay của thanh nhựa.

- Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu sự phụ thuộc của tác dụng làm quay của lực vào các yếu tố (từ đó khái quát đặc điểm định tính của momen lực)

  1. Mục tiêu:

- Nêu được tác dụng làm quay phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

- Nêu được momen lực là đại lượng liên quan đến độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động theo SGK, từ đó nêu được sự phụ thuộc của tác dụng làm quay của lực vào các yếu tố.
  2. Sản phẩm: HS nêu được tác dụng làm quay phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh trò chơi bập bênh (hình 18.3) cho HS quan sát.

Trong trò chơi bập bênh, khi ngồi gần trục quay như bố mình, bạn nhỏ không thể nâng bố lên. Muốn nâng được bố lên, bạn nhỏ phải ngồi xa trục quay hơn so với bố.

- GV chiếu hình ảnh biểu diễn lực tác dụng lên bập bênh (hình 18.4) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

+ Tác dụng làm quay được đặc trưng bằng momen lực, muốn có momen lực lớn để gây ra tác dụng làm quay lớn thì có những cách nào?

- GV kết luận về sự phụ thuộc của tác dụng làm quay của lực vào các yếu tố, momen lực.

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr92)

Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng tác dụng làm quay của lực bằng cách:

a) Tăng độ lớn của lực.

b) Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

II. MOMEN LỰC

- Lực tác dụng lên vật có thể làm quay vật quanh một trục hay một điểm cố định.

- Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng momen lực. Momen lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

 

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr92)

a) Tăng độ lớn của lực: với những cửa sắt nặng, dùng lực mạnh hơn để làm cánh cửa quay.

b)  Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: tác dụng lực vào vị trí xa bản lề hơn để dễ dàng làm quay cánh cửa.

c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: khi dùng cờ-lê vặn đai ốc, nếu đai ốc quá chặt, người ta dùng ống nối để làm tăng độ dài của cán cờ-lê và dùng lực mạnh hơn để có thể tháo được đai ốc.

 

Soạn mới giáo án Vật lí 8 cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án vật lí 8 cánh diều mới, soạn giáo án vật lí 8 cánh diều bài Lực có thể làm quay vật, giáo án vật lí 8 cánh diều

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay