Soạn mới giáo án Vật lí 8 cánh diều bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Soạn mới Giáo án vật lí 8 cánh diều bài Truyền năng lượng nhiệt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 25: TRUYỀN NĂNG LƯỢNG NHIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn điện, đối lưu, bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược được sự truyền năng lượng trong mỗi hiện tượng đó.
  • Mô tả được sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.
  • Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn điện tốt, công dụng của vật cách nhiệt tốt.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về truyền năng lượng nhiệt.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về truyền năng lượng nhiệt; giải thích được một vài hiện tượng liên quan.

Năng lực vật lí:

  • Mô tả được sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt và lấy ví dụ tương ứng với mỗi hiện tượng đó.
  • Mô tả được sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.
  • Tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các vật làm bằng các chất khác nhau.
  • Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, công dụng của vật cách nhiệt tốt.
  • Vận dụng được kiến thức về truyền năng lượng nhiệt để giải bài tập và một số tình huống liên quan.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh sự truyền năng lượng nhiệt từ nhiên liệu bị đốt cháy cho nồi nước và môi trường xung quanh, Hình ảnh cốc nước có thuốc tím được đun nóng, Hình ảnh sự đối lưu không khí trong một căn phòng,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các vật:
  • Thí nghiệm 1: thanh thủy tinh, thanh nhôm, thanh đồng, giá, đèn cồn, các đinh sắt, sáp.
  • Thí nghiệm 2: đèn cồn, ống nghiệm có chứa nước, miếng sáp.
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, giúp HS nhận thấy có vấn đề cần tìm hiểu, khám phá ra quy luật chứa đựng trong một hiện tượng truyền nhiệt đã được đưa ra ở bài trước.
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận về sự truyền năng lượng nhiệt.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được hiện tượng mà GV đưa ra, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Trong các hiện tượng truyền nhiệt đã đề cập đến ở bài trước, bằng cách nào mà năng lượng nhiệt có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác có nhiệt độ thấp hơn?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vừa nêu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng dẫn nhiệt

  1. Mục tiêu: HS hiểu và mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiện tượng dẫn nhiệt. Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về hiện tượng dẫn nhiệt.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về hiện tượng dẫn nhiệt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr116)

Khi chạm vào một vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của tay, em cảm thấy nóng hay lạnh? Vì sao?

- GV chiếu hình ảnh sự truyền năng lượng nhiệt từ nhiên liệu bị đốt cháy cho nồi nước và môi trường xung quanh (hình 25.1) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK tìm hiểu về sự truyền năng lượng từ ngọn lửa qua thành nồi, nước, tay cầm của nồi và cuối cùng tới tay người.

- GV đặt câu hỏi:

+ Mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiện tượng dẫn nhiệt.

+ Nêu ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt trong thực tiễn. Mô tả sơ lược sự truyền năng lượng qua hình thức dẫn nhiệt trong mỗi hiện tượng đó.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hiện tượng dẫn nhiệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NĂNG LƯỢNG NHIỆT

1. Hiện tượng dẫn nhiệt

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr116)

Khi chạm vào một vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của tay, em cảm thấy nóng vì năng lượng nhiệt truyền từ vật nóng sang tay của em làm tay của em nhận được lượng nhiệt và tăng nhiệt độ.

*Ví dụ:

+ Đặt cốc nước nóng lên trên bàn, lúc sau khoảng bàn đặt cốc nước ấy nóng lên.

+ Khi cốc nước nóng được đặt lên trên bàn, các phân tử nước ở dưới đáy cốc bị nóng lên. Sự nóng lên này tạo ra một sự dao động nhiệt độ và các phân tử nước ở trên cũng sẽ bị nóng lên, dẫn đến truyền nhiệt từ phần dưới cốc lên trên bàn. Năng lượng nhiệt được truyền từ cốc nước đến bàn thông qua sự tiếp xúc giữa chúng do đó bàn nóng lên khi nó tiếp xúc với cốc nước nóng.

 

*Kết luận:

- Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các phân tử, nguyên tử có động năng lớn hơn sang các phân tử, nguyên tử có động năng nhỏ hơn thông qua va chạm.

- Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu hiện tượng đối lưu

  1. Mục tiêu: HS hiểu và mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiện tượng đối lưu. Lấy được ví dụ về hiện tượng đối lưu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về hiện tượng đối lưu.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về hiện tượng đối lưu.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh cốc nước có thuốc tím được đun nóng (hình 25.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK tìm hiểu về sự truyền năng lượng từ ngon lửa đèn cồn qua đáy cốc tới lớp nước sát đáy cốc; sự truyền nhiệt của nước trong cốc.

- GV đặt câu hỏi:

+ Mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng của nước trong cốc.

+ Câu hỏi 2 (SGK – tr117): Nêu ví dụ về hiện tượng đối lưu và mô tả được sơ lược về sự truyền năng lượng ở hiện tượng đó.

+ Giải thích hiện tượng đối lưu không khí trong phòng được mô tả trong hình 25.3.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hiện tượng đối lưu.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr118)

Máy điều hòa không khí thường có giàn nóng được đặt ở phía ngoài và giàn lạnh được đặt ở trong nhà. Giàn lạnh là nơi có luồng không khí lạnh bay ra. Vì sao giàn lạnh của máy điều hòa thường treo ở sát trần nhà?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. TRUYỀN NĂNG LƯỢNG NHIỆT

2. Hiện tượng đối lưu

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr117)

- Ví dụ: Cho dầu vào chảo bật bếp, một lúc sau, dầu sôi.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Nhiệt lượng từ ngọn lửa của bếp truyền qua đáy chảo làm cho lớp dầu ở sát đáy chảo nóng lên và nở ra, khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp dầu phía trên. Do đó, lớp dầu nóng ở phía dưới sẽ chuyển động lên, lớp dầu ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn sẽ đi xuống. Quá trình này tạo ra dòng đối lưu làm cho cả khối dầu trong chảo nóng lên.

 

*Kết luận

- Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn trong chất lưu.

- Dòng đối lưu là dòng chuyển động của chất lỏng mang năng lượng từ nơi nóng hơn đến nơi lạnh hơn.

- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chính trong chất khí và chất lỏng.

 

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr118)

Giàn lạnh của máy điều hòa thường treo ở sát trần nhà vì khi hoạt động giàn lạnh thổi ra luồng không khí lạnh, luồng khí này có khối lượng riêng lớn hơn luồng không khí nóng nên dễ dàng đi xuống, chiếm chỗ luồng không khí nóng; luồng không khí nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn di chuyển lên phía trên, bị quạt gió trong giàn lạnh hút vào, đẩy qua giàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng và di chuyển xuống phía dưới.

Hoạt động 3. Tìm hiểu hiện tượng bức xạ nhiệt

  1. Mục tiêu: HS hiểu và mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt. Lấy được ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về hiện tượng bức xạ nhiệt.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về hiện tượng bức xạ nhiệt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề bằng câu hỏi “Mặc dù Trái Đất cách Mặt Trời gần 150 triệu km, hơn nữa giữa chúng lại là khoảng chân không rất lớn, không thể xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt cũng như đối lưu, nhưng vào ban ngày, Trái Đất vẫn nhận năng lượng từ Mặt Trời. Năng lượng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất bằng cách nào?

- GV chiếu hình ảnh sự bức xạ nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất (hình 25.5) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và tìm hiểu về sự truyền năng lượng từ Mặt Trời đến Trái Đất.

- GV đặt câu hỏi:

+ Mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiện tượng bức xạ nhiệt.

+ Câu hỏi 4 (SGK – tr118): Nêu ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược sự truyền năng lượng ở hiện tượng đó.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hiện tượng bức xạ nhiệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. TRUYỀN NĂNG LƯỢNG NHIỆT

3. Hiện tượng bức xạ nhiệt

*Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr118)

- Ví dụ: Khi để tay gần ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Khi để tay gần ngọn lửa, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền ra xung quanh thông qua các tia nhiệt, truyền tới tay ta làm tay ta nóng lên.

 

*Kết luận

- Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng thông qua tia nhiệt. Truyền nhiệt bằng cách này xảy ra không cần tiếp xúc giữa các vật cũng như không có sự chuyển động thành dòng của các phân tử.

- Tia nhiệt có thể truyền trong chân không.

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính

  1. Mục tiêu: HS mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 5 (SGK – tr119)

Trong cuộc sống hàng ngày, từ “Hiệu ứng nhà kính” thường được nói đến. Hiệu ứng nhà kính là gì?

- GV chiếu hình ảnh nhà kính (hình 25.6) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và tìm hiểu về sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.

- GV đặt câu hỏi:

+ Mô tả sơ lược về sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.

+ Ứng dụng của hiện tượng nhà kính là gì?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG TRONG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

*Trả lời Câu hỏi 5 (SGK – tr119)

Hiệu ứng nhà kính là khái niệm dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi coi Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó chứa nhiều khí CO2, như một nhà kính.

 

*Kết luận

- Nhà kính là nhà được che bởi mái kính dùng để trồng cây bên trong.

- Nhờ ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Phần năng lượng này lớn hơn phần năng lượng nhiệt từ các vật ở trong nhà kính truyền ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ bên trong nhà kính sẽ tăng lên.

- Ứng dụng hiện tượng này, ở những vùng mà nhiệt độ không khí thấp, người ta làm nhà kính để trồng cây, giúp cây tránh được tác hại của giá rét, sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với cây trồng bên ngoài.

Hoạt động 5. Tìm hiểu công dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách điện

  1. Mục tiêu:

- HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các vật làm bằng các chất khác nhau.

- Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, công dụng của vật cách nhiệt tốt.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về công dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất và vật dẫn nhiệt.

Soạn mới giáo án Vật lí 8 cánh diều bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án vật lí 8 cánh diều mới, soạn giáo án vật lí 8 cánh diều bài Truyền năng lượng nhiệt, giáo án vật lí 8 cánh diều

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay