Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: SỰ NỞ VÌ NHIỆT
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh tháp Ép-phen (hình 26.1) cho HS quan sát.
Tháp Eiffel (Ép-phen) được xây dựng tại Paris (Pa-ri) nước Pháp, là một công trình kiến trúc nổi tiếng toàn cầu. Tháp được làm bằng sắt. Khi xây xong tháp cao 325m. Vào mùa đông và mùa hè, tháp có chiều cao chênh lệch khoảng 17cm.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vừa nêu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 26: Sự nở vì nhiệt.
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr123) Khi nhận thêm hay mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật thay đổi thế nào? - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn SGK: + Dụng cụ thí nghiệm: ống kim loại, đồng hồ chỉ thị độ giãn nở, hai thanh kim loại đồng chất, giá đỡ ống kim loại, nước đun sôi và nước ở nhiệt độ phòng. + Các bước tiến hành: Lần 1: Đổ nước sôi qua phễu vào ống kim loại rỗng, trong ống có thanh nhôm, đợi kim đồng hồ chỉ giá trị ổn định, đọc giá trị và ghi lại số chỉ của đồng hồ. Sau đó đổ nước lạnh vào ống kim loại rỗng để nhiệt độ ống trở về nhiệt độ phòng. Lần 2: Thay thanh nhôm bằng thanh đồng và tiến hành tương tự như lần 1. Sau khi được làm nóng, chiều dài của thanh đồng và thanh nhôm tăng thêm bao nhiêu? Độ tăng chiều dài của thanh nào lớn hơn? - GV yêu cầu HS lắp đặt và tiến hành thí nghiệm; quan sát, rút ra kết quả thí nghiệm. - GV kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa hình thành để trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr124) Chiều cao của tháp Ép-phen vào mùa đông hay mùa hè lớn hơn? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr123) - Khi nhận thêm năng lượng nhiệt, kích thước của vật lớn hơn kích thước ban đầu. - Khi mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật nhỏ hơn kích thước ban đầu. *Thực hành Quan sát thí nghiệm ta thấy: Độ tăng chiều dài của thanh nhôm nhiều hơn độ tăng chiều dài của thanh đồng.
*Kết luận - Khi vật nóng lên, kích thước của vật tăng lên, ta nói vật bị nở vì nhiệt. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr124) Chiều cao của tháp Ép-phen vào mùa hè lớn hơn vì vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, sắt nở ra. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí
- HS thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Phân tích SGK để rút ra nhận xét: Các chất khí nở vì nhiệt như nhau (ở điều kiện áp suất không đổi).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr125) Chất lỏng và chất khí nở vì nhiệt như thế nào? - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK. + Dụng cụ thí nghiệm: ba bình giống nhau có gắn ống thủy tinh chứa lần lượt: rượu, nước và dầu; khay. + Các bước tiến hành: Bước 1: Điều chỉnh mực chất lỏng trong mỗi bình ngang nhau (đánh dấu vị trí mực chất lỏng ban đầu) (hình 26.3). Bước 2: Đặt ba bình chất lỏng vào cùng một khay, từ từ đổ nước nóng vào khay. Bước 3: So sánh mực chất lỏng ở mỗi ống thủy tinh sau khi đổ nước nóng vào khay. - GV yêu cầu HS lắp đặt và tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết quả thí nghiệm. - GV kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - GV yêu cầu HS phân tích thông tin, số liệu ở bảng 26.1 (SGK – tr125) và trả lời nội dung Câu hỏi 4 (SGK – tr125) Dựa vào bảng 26.1, hãy nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi. - GV kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ *Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr125) Chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. Chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn so với chất khí khi nở ra vì nhiệt. *Thực hành: Quan sát thí nghiệm ta thấy: Mực chất lỏng ở bình rượu dâng cao hơn mực chất lỏng ở bình dầu, mực chất lỏng ở bình dầu dâng cao hơn mực chất lỏng ở bình nước.
*Kết luận - Chất lỏng nở vì nhiệt. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
*Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr125) Sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi: Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
*Kết luận - Chất khí cũng nở vì nhiệt. - Các chất khí nở vì nhiệt như nhau (ở điều kiện áp suất không đổi). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác