Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
● Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm
● Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz
● Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm
● Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm. Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao
● Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tính huống được nêu trong bài.
- Năng lực về vật lí:
● Năng lực nhận thức vật lí: Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số của sóng âm. Nêu được đơn vị của tần số là hertz (Hz).
● Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên quan đến biên độ âm và độ cao của âm liên hệ với tần số âm
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cách người nghệ sĩ tạp ra âm to/ âm nhỏ, âm trầm/ âm bổng khi sử dụng nhạc cụ.
3. Phẩm chất:
● Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
● Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm
● Có niềm say mê và hứng thú tự chế những nhạc cụ đơn giản
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● SGK, SGV, SBT
● Video thí nghiệm về độ cao của âm
● Thước thép dài khoảng 30cm, dây chun, âm thoa, búa gõ, dao động kí/ điện thoại có cài ứng dụng hiển thị tần số âm thanh.
● Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
● SGK, SBT KHTN 7.
● Đọc trước bài ‘‘ Độ cao và độ to của âm’’ trong SGK.
● Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến độ cao và độ to của âm, xem trước các thí nghiệm có trong bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS suy nghĩ câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS dự đoán vấn đề GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát: kẹp 1 đầu thước vào mặt bàn, dùng tay gẩy đầu còn lại, sau đó thay đổi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn.
- Sau đó, GV đặt câu hỏi: Dùng tay gẩy đầu tự do của thước có thể phát ra âm. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem các bạn thực hiện, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 13. Độ to và độ cao của âm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về biên độ dao động
a. Mục tiêu: HS xác định được biên độ của một vật dao động và biên độ của tín hiệu sóng âm trên màn hình dao động kí
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh để nêu khái niệm biên độ của dao động âm trên màn hình dao động kí, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV giao
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm biên độ của dao động, câu trả lời của HS về biên độ dao động.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình 13.1 và giới thiệu về khái niệm biên độ dao động cho HS - GV yêu cầu HS xác định biên độ dao động của dây chin khi bị gẩy - GV cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu về dao động kí: Chúng ra không nhìn thấy sóng âm. Tuy nhiên, một trong những thiết bị cho phép “nhìn thấy” dao động của âm là dao động kí (còn gọi là máy hiện sóng). GV giải thích: Hình ảnh hiển thị trên màn hình dao động kí được gọi là đồ thị dao động âm. Dao động kí biến đổi tín hiệu dao động của sóng âm thành tín hiệu điện và hiển thị tín hiệu điện đó trên màn hình. GV chiếu hình 13.2 và giới thiệu về cách biểu diễn biên độ trên dao động kí - GV chiếu video cho HS quan sát đồ thị dao động âm của một số nguồn âm bằng dao động kí: Video thí nghiệm: https://by.com.vn/TzinCG - GV giải thích thêm: Chúng ta có thể điều chỉnh tỉ lệ hiển thị trên màn hình để quan sát biên độ dao động được rõ nhất. Biên độ của tín hiệu trên màn hình tỉ lệ với biên độ của sóng âm mà micro thu nhận được. Vì thế, để cho đơn giản, ta có thể xem đó là biên độ của sóng âm, hay gọi tắt là biên độ âm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi luyện tập: Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động trên màn hình dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ (a) và gõ mạnh (b).Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, video thí nghiệm, lắng nghe GV trình bày và trả lời câu hỏi. - GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 1. Độ to của âm - Đối với một vật đang dao động, biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó - Trên màn hình dao động kí, biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị. Biên độ dao động hiểu thị trên màn hình tỉ lệ với biên độ doa động của sóng âm và micro nhận được.
* Bài tập luyện tập Từ đồ thị dao động của âm thoa ta thấy, biên độ dao động của sóng âm khi gõ mạnh là 2 ô, biên độ dao động của sóng âm khi gõ nhẹ là 1 ô. => Sóng âm ở hình b có biên độ dao động lớn hơn.
|
--------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác