Soạn mới giáo án KHTN 7 CTST bài 28. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết)

Soạn mới Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bài Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết) . Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 28. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT (2 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

●     Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

●     Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

●     Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật, thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.

●     Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật.

- Năng lực về sinh học: 

●     Năng lực nhận thức: Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật; Nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.

●     Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả được cấu trúc của nước. Lấy được ví dụ chứng minh nước không thể thiếu đối với sự sống.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số vấn đề trong đời sống như ăn uống đầy đủ, hợp lý,….

3. Phẩm chất:

●     Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

●     Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên

●     Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

●     SGK, SGV, Giáo án.

●     Video, hình ảnh thể hiện vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật.

●     Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: 

●     Sách giáo khoa, SBT

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video cho HS, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS giải thích được việc cây thiếu nước sẽ bị héo và chết theo ý kiến chủ quan của mình.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video hạn hán khiến cây hoa màu bị khô héo ở Quảng Ngãi:

https://www.youtube.com/watch?v=Cx6lLh1ZQ5I

- GV đặt câu hỏi: Tại sao nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả,…) không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, tiếp nhận câu hỏi, thảo luận đưa ra ý kiến.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:

Cây cần quá trình thoát hơi nước, đó là bước cần thiết trong phản ứng quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, khi lượng nước thoát ra nhiều trong khi lượng nước hấp thụ vào ít => Dần dần cây bị thiếu nước dẫn đến khô héo và thậm chí chết.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.

- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên Trái Đất. Trong khi đó, chất dinh dưỡng là yếu tố quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Do đó, cả nước và chất dinh dưỡng đều đóng vai trò rất quan trọng. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 28. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu trúc và tính chất của nước

a. Mục tiêu: HS nhận biết được cấu trúc của nước và các tính chất của nước.

b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để nhận ra cấu trúc và tính chất của nước thông qua các câu thảo luận trong sgk.

c. Sản phẩm học tập: Ghi được cấu trúc của nước gồm 1 nguyên tử O và 2 nguyên tử H, nêu được tính chất của nước: không màu, không mùi, không vị…

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Tìm hiểu cấu trúc và tính chất của nước, quan sát hình 28.1, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4sgk:

+ Em hãy cho biết, nước có tính chất gì?

+ Quan sát hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước?

+ Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước?

+ Cho biết tính chất của phân tử nước? Vì sao phân tử nước có tính chất đó?

- GV cho HS xem video cấu tạo phân tử nước https://www.youtube.com/watch?v=ZGNJp4r72GU

- Sau khi giải quyết hoạt động thảo luận, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời 

- GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời (mỗi HS trả lời 1 câu hỏi).

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

I. Vai trò của nước với cơ thể sinh vật

1. Tìm hiểu cấu trúc và tính chất của nước

*Thảo luận:

C1. Tính chất của nước: Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C và đông đặc ở 00C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

C2. Nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử O và hai nguyên tử H liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

C3. Các electron trong phân tử nước có xu hướng bị lệch về phía O do O có khả năng hút mạnh hơn.

C4. Phân tử nước có tính phân cực do nguyên tử O mang điện tích âm một phần, nguyên tử H mang điện tích dương một phần => Hai đầu tích điện trái dấu.

*Luyện tập:

Nhờ có tính phân cực nên nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử  phân cực khác.

*Kết luận:

- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C và đông đặc ở 00C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

- Nước được cấu tạp từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.

--------------------Còn tiếp--------------------

Soạn mới giáo án KHTN 7 CTST bài 28. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học. Giáo án mở được trên mọi bản word

PHÍ GIÁO ÁN

  • 450k/học kì
  • 500k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 CTST mới, soạn giáo án KHTN 7 mới CTST bài Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết) , giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 chân trời

Soạn mới giáo án KHTN 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay