Soạn mới giáo án KHTN 7 CTST bài 37. Sinh sản ở sinh vật (5 tiết)

Soạn mới Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bài Sinh sản ở sinh vật (5 tiết) . Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 37. SINH SẢN Ở SINH VẬT (5 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

·      Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

·      Nêu được khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được hai hình thức sinh sản này.

·      Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.

·      Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hóa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả.

·      Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy được ví dụ động vật đẻ con, động vật đẻ trứng.

·      Nêu được vai trò của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

·      Trình bày được một số ứng dụng của sinh sản vô tính (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô) và sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

●      Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu sinh sản ở sinh vật.

●      Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; Lấy được các ví dụ về sinh sản đối với sinh vật; Mô tả được quá trình sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật, động vật.

●      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn.

- Năng lực về sinh học: 

●      Năng lực nhận thức: Phát biểu được khái niệm sinh sản, khái niệm sinh sản vô tính, khái niệm sinh sản hữu tính. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật. Nêu được vai trò của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hóa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả. Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

●      Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ minh hoạ đối với các hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật (hoa đơn tính, hoa lưỡng tính, động vật đẻ con, động vật đẻ trứng).

●      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được một số ứng dụng của các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

3. Phẩm chất:

·      Có niềm tin yêu khoa học.

·      Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

·      Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học.

·      Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

●      SGK, SGV, Giáo án.

●      Video về quần thể sinh vật

●      Hình ảnh về sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật

●      Hình ảnh, về một số ứng dụng của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật

●      Máy tính, máy chiếu

2. Đối với học sinh: 

●      Sách giáo khoa, SBT

●      Đọc trước nội dung bài 37. Sinh sản ở sinh vật

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video về quần thể sinh vật, đặt vấn đề vào bài mới

c. Sản phẩm học tập: HS biết được sự tồn tại của một loài phụ thuộc vào khả năng sinh ra các thành viên mới thông qua quá trình sinh sản. Xác định được mục tiêu bài học: khám phá sự đa dạng về hình thức sinh sản ở sinh vật.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video một quần thể hươu cao cổ:

https://www.youtube.com/watch?v=31EGPQlWFSg (0:10 – 2:03)

à GV hướng dẫn để HS nhận thấy để xác định trong một loài, số lượng cá thể nhiều và sự tăng lên về số lượng cá thế nhờ vào sinh sản ở sinh vật.

- GV giới thiệu thêm: Khoảng thời gian từ khi sinh ra đến khi chết tự nhiên của một loài sinh vật gọi là tuổi thọ. Tuổi thọ gần đúng của một số loài có hạn định như ve sầu 30 ngày, chim sẻ 5 năm, cây chuối 2-4 năm, bướm 1- 2 tuần, cây lúa 3-7 tháng, ... Trong thế giới sống, sự tồn tại của một loài phụ thuộc vào khả năng sinh ra các thành viên mới thông qua quá trình sinh sản. Các sinh vật sinh sản bằng những hình thức nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ về câu hỏi GV đặt ra

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS suy nghĩ và tự đưa ra dự đoán của mình về các hình thức sinh sản ở sinh vật.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

GV đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới: Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sinh sản ở sinh vật. Khám phá sự đa dạng trong tự nhiên song song với sự đa dạng về các hình thức sinh sản ở sinh vật. Bài 37. Sinh sản ở sinh vật

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm sinh sản

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm sinh sản ở sinh vật

a. Mục tiêu: Thông qua việc đọc đoạn thông tin và quan sát hình 37.1 và 37.2, HS nhận biết được bản chất của sinh sản là gì.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân đọc thông tin và quan sát hình 37.1; 37.2; thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK

c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được bản chất của sinh sản là sự gia tăng số lượng cá thể trong cùng nhóm loài; đưa ra đáp án cho các câu hỏi thảo luận 1,2 và câu hỏi phần luyện tập.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát tranh vẽ về một gia đình

Download Free png Family, Young And Old, Happy Family PNG and Vector for  Free Download - DLPNG.com

- GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:

GV yêu cầu HS nhận xét số lượng các thành viên trong gia đình sau ba thế hệ. Sự gia tăng thành viên nhờ quá trình nào?

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 37.1; 37.2; thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK

+ Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tằm? Lấy ví dụ về sinh sản ở một số loài sinh vật khác.

+ Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi phần luyện tập: Hình ảnh nào trong hai hình thể hiện sinh sản ở sinh vật? Giải thích.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niện sinh sản ở sinh vật.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời 

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm sinh sản

* Tìm hiểu khái niệm sinh sản ở sinh vật

* Câu hỏi

Sau ba hế hệ, các thành viên trong gia đình tăng lên

- Nhờ quá trình sinh sản đảm bảo trong gia đình sẽ có những thành viên mới.

*Thảo luận:

C1.

·       Sư tử bố mẹ sinh ra các sư tử con, sư tử con sinh ra giống sư tử bố và mẹ.

·       Một bộ phận của cây dâu tây có thể sinh ra cây con, cây con giống cây ban đầu.

·       Ví dụ: sinh sản ở mèo, sinh sản ở lợn, sinh sản ở củ khoai lang, ...

C2.

- Từ một cá thể ban đầu có thể tạo ra cây dâu tây mới – sinh sản vô tính.

- Từ hai cá thể (sư tử bố và sư tử mẹ) đã tạo nên những con sư tử con – sinh sản hữu tính.

* Luyện tập

·      Tái sinh đuôi thạch sùng chỉ là sự sinh sản ở tế bào.

·      -Hình vịt mẹ và đàn vịt con thể hiện sinh sản ở sinh vật. Vì sau một thời gian, đàn vịt có sự gia tăng về số lượng.

* Kết luận

Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

--------------------Còn tiếp--------------------

Soạn mới giáo án KHTN 7 CTST bài 37. Sinh sản ở sinh vật (5 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học. Giáo án mở được trên mọi bản word

PHÍ GIÁO ÁN

  • 450k/học kì
  • 500k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 CTST mới, soạn giáo án KHTN 7 mới CTST bài Sinh sản ở sinh vật (5 tiết) , giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 chân trời

Soạn mới giáo án KHTN 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay