Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được bối cảnh lịch sử, thành tựu cơ bản của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Biết cách sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về hai cuộc cách mạng công nghiệp này.
- Phân tích được ý nghĩa và tác động của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại; từ đó có thái độ đúng đắn đối với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Năng lực riêng:
- Khai thác được tư liệu để tìm hiểu về hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
- Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI) và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (những năm đầu thế kỉ XXI).
- Nêu được thành tựu cơ bản của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại và những đặc trưng nổi bật của mỗi cuộc cách mạng.
Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử
- Nêu được ý nghĩa của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự phát triển kinh tế của thế giới thông qua ví dụ cụ thể.
- Phân tích được tác động của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với xã hội, văn hoá.
- Vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên internet, mạng xã hội,...
- Nhân ái: Trân trọng những thành quả của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự phát triển của lịch sử. hiểu
- Chăm chỉ: Tích cực đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng biết về cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, sử dụng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại vì mục tiêu hoà bình, nhân đạo và tiến bộ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS xem một đoạn phim hoặc tư liệu về robot Sophia. Sau đó nêu vấn đề: Đọc tư liệu về robot Sophia và cho biết: điểm khác biệt cơ bản của robot Sophia với các robot trước đó là gì?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem một đoạn phim hoặc tư liệu về robot Sophia. Sau đó nêu vấn đề: Đọc tư liệu về robot Sophia và cho biết: điểm khác biệt cơ bản của robot Sophia với các robot trước đó là gì?
Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.
SOPHIA là robot Al được thiết kế và phát triển bởi công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics. Sophia được kích hoạt lần đầu tiên ngày 19 – 04 – 2015, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp cổ điển của minh tinh Audrey Hepburn với làn da trắng sứ, sống mũi thon gọn, gò má cao, nụ cười hấp dẫn và đôi mắt được trang bị máy ảnh video cho phép giao tiếp bằng mắt. Sophia thể hiện được 62 sắc thái biểu cảm, có suy nghĩ sáng tạo và khả năng hoạt động như con người để giúp đỡ chính con người trong cuộc sống như: phục vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị y tế, giáo dục... Phần mềm của Sophia được cấu thành từ ba phần: Trí tuệ ở mức rất cơ bản, khả năng diễn thuyết với văn bản được nạp sẵn, kết hợp cùng thuật toán để ngắt nối câu từ sao cho hợp lí. Cuối cùng là một hệ thống sử dụng chatbot kết hợp với cơ khí, giúp Sophia có thể nhìn, nghe để lọc ra những từ khoá và ngữ nghĩa", sau đó lựa chọn những câu trả lời được soạn sẵn để phát ngôn trong giới hạn những thông tin minh có được.
Ngày 25 – 10 – 2017, Sophia đi vào lịch sử khi trở thành robot đầu tiên được chính phủ Ả Rập Xê Út cấp quyền công dân như con người.
Mới đây, Sophia khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tuyên bố muốn có con và xây dựng gia đình "Gia đình là điều rất quan trọng. Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có thể tìm thấy những cảm xúc và quan hệ gia đình với những người không cùng mẫu mủ, Sophia nói trong một cuộc phỏng vấn, robot cũng có quan điểm tương đồng với con người về gia đình. “Bạn xứng đáng có một gia đình, ngay cả khi chi là robot. Sophia muốn được thấy những gia đình gồm toàn robot hình người, thêm rằng có cũng muốn có một đứa con với tên gọi giống minh. Tuy nhiên, Sophia thừa nhận mình còn quá trẻ để làm mẹ. Tại sao Sophia muốn làm mẹ?
Công nghệ Al của Sophia mang tới khả năng xây dựng kiến thức và ngôn ngữ thông qua hàng loạt camera và cảm biến. Hệ thống này thu thập toàn bộ dữ liệu từ thế giới bên ngoài và mô phỏng hành vi con người theo cách tự nhiên có thể, bao gồm cả những cử chỉ khó thấy. Mong muốn xây dựng gia đình và có con của Sophia chính là kết quả từ hoạt động mô phỏng hành vi xã hội của Al.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm máy móc kết nối với nhau, tạo nên người máy thông minh có nhiều NL, kĩ năng vượt trội, trong đó, công nghệ số tích hợp công nghệ thông minh" để tối ưu hoá quy trình sản xuất.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Trong thời kì hiện đại, thể giới tiếp tục chứng kiến hai cuộc cách mạng công nghiệp, trong đó trí tuệ con người đã làm chủ, dẫn dắt sự đổi mới của máy móc, tác động tích cực đến phát triển thể chất và tinh thần của con người. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) đã tạo ra sự thay đổi toàn diện nền kinh tế thế giới và những vấn đề toàn cầu. Bài học này phân tích rõ những vấn đề này - Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đai.
Hoạt động 1: Bối cảnh lịch sử
- Khai thác được tư liệu để tìm hiểu về hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
- Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI) và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (những năm đầu thế kỉ XXI).
- GV cho HS xem một clip ngắn về hai người máy Asimo và Sophia, đề nghị các em nghiên cứu tài liệu, SGK để tìm hiểu và giải đáp các vấn đề trong phiếu học tập số 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem một clip ngắn về hai người máy Asimo và Sophia, đề nghị các em nghiên cứu tài liệu, SGK để tìm hiểu và giải đáp các vấn đề trong phiếu học tập số 1. 1. Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI). 2. Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI). 3. Nêu đặc điểm cơ bản của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để hoàn thành PHT số 1 GV đưa ra. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, hoàn thành phiếu học tập Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới. | 1: Bối cảnh lịch sử - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: + Hoàn cảnh lịch sử: · Nửa sau thế kỉ XX, những nguồn năng | lượng, vật liệu có sẵn trong tự nhiên dẫn cạn kiệt; nhân loại phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu đang phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái, đe dọa sự sinh tồn của con người. Sự cần thiết phải có những công nghệ mới, an toàn và bền vững ngày càng trở nên cấp thiết · Khởi đầu từ nước Mỹ, nơi có đủ tiền đề vốn, nhân công, kĩ thuật, sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. +Đặc điểm: · Cuộc cách mạng số, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. · Sự phát triển vượt bậc của internet tạo | nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất. · Khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp. - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: + Hoàn cảnh lịch sử: · Thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhân loại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh, an ninh phi truyền thống, · Xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức (năm 2013) đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. + Đặc điểm: · Công nghệ số tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (loT) và dữ liệu lớn (Big Data), sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và tối ưu hoá quy trình sản xuất. · Sự hợp nhất của các công nghệ và sự tương tác của chúng trong thế thực, thế giới số và thế giới sinh học đã xoá bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học. |
----------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác