Soạn mới giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 15: Văn minh văn lang – Âu Lạc

Soạn mới giáo án lịch sử 10 CTST bài Văn minh văn lang – Âu Lạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 15: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác và sử dụng được tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ,... để tìm hiểu về nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc; Khai thác được tư liệu 15.1 đến 15.16 để tìm hiểu khái quát về văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc; Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam; Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trên đất nước Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: Trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
  • Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà, hướng dẫn HS quan sát lược đồ 15.1 và thông tin trong SGK để nêu vấn đề cho HS trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Năm 1995, phiên bản trống đồng Ngọc Lũ – kiệt tác nghệ thuật của cư dân Việt thời văn hoá Đông Sơn (đình cao của văn minh Văn Lang – Âu Lạc), đã được đặt ngay cửa ra vào Hội đồng Bảo an – một vị trí trang trọng trong trụ sở Tổ chức Liên hợp quốc (New York). Trống đồng Ngọc Lũ sẽ giải mã những bí ẩn gì về nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam – văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

+ Lần theo dấu vết người xưa, từ hang động miền núi xuống trung du và đồng bằng, các nhà khảo cổ học đã tìm ra những bằng chứng khoa học về thời kì dựng nước của người Việt, mà điểm khởi nguồn là ở vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả, góp phần phục dựng bức tranh về nền văn minnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài ở nhà:

+ Một số hình ảnh (Đền Hùng, Thành Cổ Loa, Trống đồng Đông Sơn, chùa Trấn Quốc, hoa văn trống đồng..):

 

+ Hướng dẫn HS xem trước phim tư liệu ở nhà:

- Ở trên lớp, GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ 15.1 và thông tin trong SGK, nêu vấn đề: Quan sát lược đồ hình 15.1 và dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết sông Hồng và vùng châu thổ sông Hồng có những thuận lợi gì cho sự ra đời và phát triển của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

- GV gợi ý cho HS thảo luận vấn đề đặt ra qua việc trả lời các câu hỏi:

+ Những hình ảnh, tư liệu trên gợi nhớ đến quốc gia cổ nào của người Việt?

+ Quốc gia cổ đó hình thành trên cơ sở nền văn minh nào?

+ Vùng châu thổ sông Hồng có những thuận lợi gì cho sự ra đời và phát triển của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ? Chi tiết nào trong các tư liệu phản ánh điều kiện hình thành nền văn minh đó?

+ Hãy kể tên những thành tựu cơ bản của nền văn minh đó qua các chi tiết cụ thể trong tư liệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ 15.1, nghiên cứu tư liệu trong SGK, kết hợp với hiều biết của bản thân trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà để trả lời các câu hỏi gợi ý.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện một vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp.

- GV mời một vài HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt nam là văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được xem là nền văn minh bản địa, có sự giao lưu, tiếp biến với bên ngoài và phát triển ổn định, lâu dài. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào và đạt được những thành tựu tiêu biểu gì? Chúng ta cùng vào Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ sở hình thành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  1. Nội dung:

- GV nêu 2 vấn đề lớn tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- GV chia HS thành 4 nhóm, tìm hiểu thông tin SGK và tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết 2 vấn đề.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày kết quả thảo luận theo nhóm về cơ sở hình nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu 2 vấn đề lớn:

+ Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

+ Các nền văn minh tiền Đông Sơn đã đóng góp như thế nào cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

- GV chia HS thành 4 nhóm, tìm hiểu thông tin trong SGK (lược đồ 15.1 và sơ đồ 15.2), tham khảo tư liệu để hoàn hành nhiêm vụ được giao, hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu các cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cư dân

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về kinh tế

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về xã hội  

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên:……………………………….

Nhóm:………….

1. Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 

Đặc điểm

Tác động

1. Điều kiện tự nhiên

 

 

2. Cư dân

 

 

3. Kinh tế

 

 

4. Xã hội

 

 

2. Các nền văn minh tiền Đông Sơn đã đóng góp như thế nào cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu (lược đồ 15.1 và sơ đồ 15.2) SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên phiếu học tập, giải quyết 2 vấn đề (cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc):

+ Trình bày những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

+ Đánh giá vai trò của nền văn minh tiền Đông Sơn đối với sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về văn vai trò của nền văn hóa tiền Đông Sơn đối với sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:

+ Khoảng 2 800 năm cách nay, trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hoá Đông Sơn. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở tiếp nối những nền văn hoá ấy, mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện, trên nền tảng kết nối dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo. Khi nói về lịch sử ra đời của những vùng đồng bằng văn minh lúa nước, người ta sẽ phải đề cập đến những vùng đất ở Đông Nam Á, trong đó có Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam.

+ Theo dòng chảy phủ sa sông Hồng, nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc dẫn định hình, tuy không quá sớm và sức lan toả không bằng các nền văn minh lớn khác trên thế giới. nhưng có giá trị lớn ở khu vực với nét đặc trưng riêng của nền văn minh lúa nước.

 - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Cơ sở hình thành

a. Điều kiện tự nhiên

- Lưu vực các dòng sông lớn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam; khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ấm, mưa nhiều.

- Giàu khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,…)

à Hình thành một trong những nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại. Đồng thời, phát triển nghể thủ công luyện kim, chế tác đồ đồng, đồ sắt,…

b. Cư dân

Các nhóm Nam Á và Thái – Ka-đai dần hòa nhập, tạo nên cộng đồng người Việt cổ => ý thức về một dòng giống chung (con rồng cháu tiên).

à Văn hóa giàu bản sắc, thống nhất trong đa dạng (tiếng nói, nghề nông, trồng lúa, phong tục, tập quán,…)

c. Kinh tế

- Nghề thủ công: làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát, đặc biệt là luyện kim, rèn sắt, chế tác công cụ, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng,…

- Các ngày nay khoảng 2 800 năm, trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển với nền văn hóa Đông Sơn. Nền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thủy cao đã đưa cư dân Việt cố bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, đó là nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

à Sản xuất phát triển là điều kiện dẫn đến sự chuyển biến của xã hội từ thời kì nguyên thủy sang thời kì văn minh.

d. Xã hội

- Hình thành từ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun, phát triển rực rỡ trên nền tảng văn hóa Đông Sơn (khoảng 2 800 năm cách nay). Cư dân thời kì này biết làm nông nghiệp lúa nước, sử dụng lưỡi cày đồng, khả năng trị thủy cao.

à Liên kết đấu tranh với thiên nhiên (bão lụt, hạn hán) và xã hội (giặc ngoại xâm) thành cộng đồng quốc gia, là cơ sở hình thành nhà nước.

------------------------Còn tiếp--------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 15: Văn minh văn lang – Âu Lạc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 10 mới chân trời bài Văn minh văn lang – Âu Lạc, giáo án soạn mới lịch sử 10 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay