Soạn mới giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 13: Cơ sở hình thành văn minh đông nam á cổ - trung đại

Soạn mới giáo án lịch sử 10 CTST bài Cơ sở hình thành văn minh đông nam á cổ - trung đại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4. VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 13: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH

 ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Phân tích được tác động của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành và khái quát được cơ sở xã hội của văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại.

- Nêu được những ảnh hưởng từ văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ đối với nền văn minh này.

  1. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực riêng:

 Phát triển NL tìm hiểu lịch sử:

+ Sưu tầm và sử dụng được tư liệu lịch sử để tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á.

+ Kĩ năng đọc lược đồ (Hình 13.1. Lược đồ khu vực Đông Nam Á ngày nay), tìm hiểu những điểm đặc biệt về vị trí địa lí – tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

+ Nêu được nét khái quát về cơ sở xã hội của văn minh Đông Nam Á.

Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử

 

+ Phân tích được tác động của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, khí hậu đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á.

+ Phân tích được những ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, văn hoá Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.

Phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được vai trò, vị trí và cống hiến của văn minh Đông Nam Á trong lịch sử văn minh thế giới.

  1. Phẩm chất

- Nhân ái: Giáo dục tinh thần chia sẻ giữa các nền văn hoá trong văn minh Đông Nam Á (học hỏi, hoà nhập, hợp tác).

- Chăm chỉ: Tích cực đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về văn minh Đông Nam Á.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?” “Nhìn tranh đoán di sản" lần lượt nêu các thông tin (tối đa là 3) về các di sản, tổ chức cho nghe thông tin đoán di sản.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?” “Nhìn tranh đoán di sản" lần lượt nêu các thông tin (tối đa là 3) về các di sản, tổ chức cho nghe thông tin đoán di sản.

  • Câu 1 (9 chữ cái, tiếng Anh): Di tích tôn giáo lớn nhất thế giới; bảy kì quan thế giới trung đại; biểu tượng về văn hoá, tín ngưỡng, lịch sử, nghệ thuật của Khmer; tên tiếng Việt là đến Đế Thiên; năm 1992, được ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.
  • Câu 2 (9 chữ cái, tiếng Anh): Stupa Phật giáo hình nậm rượu, kết hợp phong cách văn hoá Hindu giáo và Phật giáo; biểu tượng quốc gia, được in trên tiền giấy và quốc huy của nước này, được ghi danh là Di sản văn hoá thế giới năm 1995.
  • Câu 3 (9 chữ cái, tiếng Anh):“Tháp Phật trên đồi cao, kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới; xây dựng thế kỉ VIII – là bài ca trong đá về con đường giải thoát của các Phật tử; được ghi danh là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1991.
  • Câu 4 (10 chữ cái): Một đô thị cổ của Việt Nam, mang ảnh hưởng văn hoá Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây qua các thời kì khác nhau; nơi từng có thương cảng quốc tế sầm uất, thuộc tỉnh Quảng Nam, được ghi danh vào Di sản văn hoá thế giới năm 1999.
  • Câu 5 (9 chữ cái, tiếng Anh): Thành phố lịch sử ở Thái Lan xây bằng gạch đỏ trần; nơi sinh của đức vua Rama trong sử thi Ramayana. Năm 1991, được ghi danh vào Di sản văn hoá thế giới.
  • Ô chữ chủ (7 chữ cái) là một đặc trưng kinh tế ở Đông Nam Á.

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS  tham gia trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động

- Các đội tích cực trả lời câu hỏi.

Sản phẩm: LÚA NƯỚC (ô có chữ màu đỏ).

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trước khi tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á thời có đã xây dựng một nền văn minh mang bản sắc riêng: văn minh nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh này đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá – xã hội của người dân và tạo nên những nét tương đồng văn hoá giữa các quốc gia trong khu vực. Nông nghiệp trồng lúa nước được xem là nền tăng để cấu tạo nên văn minh Đông Nam Á.

Trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh này tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá – xã hội và tạo nên những nét tương đồng văn hoá giữa các quốc gia trong khu vực. Văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại chịu tác động của những yếu tố và ảnh hưởng nào?Chúng ta cùng vào Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ sở tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

+ Sưu tầm và sử dụng được tư liệu lịch sử để tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á.

+ Kĩ năng đọc lược đồ (Hình 13.1. Lược đồ khu vực Đông Nam Á ngày nay), tìm hiểu những điểm đặc biệt về vị trí địa lí – tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

+ Phân tích được tác động của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, khí hậu đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân quan sát lược đồ 13.1 trong SGK để tìm hiểu những điểm gì đặc biệt về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.

  1. Sản phẩm học tập: cơ sở tự nhiên của văn minh Đông Nam Á
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu, làm việc cá nhân quan sát lược đồ 13.1 trong SGK để tìm hiểu những điểm gì đặc biệt về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.

1. Dựa vào lược đó đồ 13.1, xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó có điểm gì đặc biệt?

(Gợi ý: Đông Nam Á tiếp giáp với những biến và đại dương nào? Điều này có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của khu vực?)

2. Điều kiện tự nhiên có vai trò như thế nào đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Tìm ba cụm từ quan trọng nhất để diễn đạt đặc điểm của môi trường tự nhiên và nền kinh tế ban đầu của khu vực Đông Nam Á. Lí giải sự lựa chọn của em.

PHIẾU HỌC TẬP 1

 

Vị trí địa lí

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm

 

 

- GV tiếp tục tổ chức để HS chiếm lĩnh kiến thức thông qua các câu hỏi mở rộng như: Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có những điểm gì đặc biệt? Điều kiện tự nhiên có vai trò như thế nào đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Vì sao Đông Nam Á được xem là “cái nôi” của nông nghiệp trồng lúa nước trên thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải quyết vấn đề:

Do vị trí địa lí nằm giữa con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm chí gần đây, một số nhà nghiên cứu gọi khu vực này là “ống thông gió" hay "ngã tư đường". Kĩ thuật hàng hải vào thế kỉ V TCN cao, thể hiện qua những hình thuyền với cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn. Từ thế kỉ II, việc buôn bán bằng đường biển ở Đông Nam Á khá nhộn nhịp, đến thế kỉ VII thì thuyền buôn Arab đã thường xuyên đến vùng này để mua hương liệu, gia vị. Đông Nam Á đã là một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hindu cho đến tận ngày nay.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới.

1: Cơ sở tự nhiên

- Vị trí địa lí:

+ Ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á Âu với lục địa Úc, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá

 +  Giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

+ Cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế.

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, rừng nhiệt đới, có nhiều khoáng sản; bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển (trừ Lào).

+ Khí hậu gió mùa nóng ẩm, lượng mưa cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc, phù sa màu mỡ, tạo nên những đồng bằng rộng lớn.

+ Biển và đại dương là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, có vai trò điều hoà khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á, hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.

- Tác động của tự nhiên:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính, biết thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo. Hệ thống thuỷ lợi đa dạng, phù hợp với các vùng địa hình,... Ngoài ra, còn khai thác thuỷ, hải sản.

+ Thủ công nghiệp phát triển các nghề như dệt, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn,...

+ Kĩ thuật hàng hải đạt trình độ cao, hoạt động buôn bán trên biển nhôn nhịp,

 

----------------------Còn tiếp-------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 13: Cơ sở hình thành văn minh đông nam á cổ - trung đại

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 10 mới chân trời bài Cơ sở hình thành văn minh đông nam á cổ - trung đại, giáo án soạn mới lịch sử 10 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay