Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10. KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng.
- Thực hành được động tác đứng, quỳ, nằm ném lựu đạn.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh: trình bày được tính năng, đặc điểm số liệu, cấu tạo, chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: thực hiện được động tác đứng, quỳ, nằm ném lựu đạn và biết vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể trong thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án.
- Mô hình hoặc tranh lựu đạn (F-1, LĐ-01).
- Súng tiểu liên AK, lựu đạn tập và trang bị đồng bộ.
- Vị trí ném lựu đạn (có mục tiêu, vòng tính điểm, cự li ném).
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,… (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và hướng HS hiểu biết ban đầu về các tư thế ném lựu đạn.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.60.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 10.1:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi ném lựu đạn, người ném cần căn cứ vào địa hình để vận dụng các động tác ném (đứng ném, quỳ ném, nằm ném) cho phù hợp. Theo em, người ném sẽ vận dụng những động tác ném lựu đạn nào tương ứng với các vật che đỡ trong hình 10.1?
- GV giảng khái niệm lựu đạn: Lựu đạn là loại vũ khí đánh gần được trang bị cho từng người trong chiến đấu, có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, tiện cho mang đeo và sử dụng; dùng để sát thương, tiêu diệt sinh lực, phá hủy vũ khí, phương tiện chiến đấu của địch.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập trung quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hình 10.1a, b, c tương ứng với các động tác ném lựu đạn ở tư thế đứng, quỳ, nằm:
+ Hình 10.1a: Vận dụng động tác ném lựu đạn ở tư thế đứng do địa hình có vật che đỡ cao ngang tầm ngực.
+ Hình 10.1b: Vận dụng động tác ném lựu đạn ở tư thế quỳ do địa hình có vật che đỡ cao khoảng 60 – 80 cm.
+ Hình 10.1c: Vận dụng động tác ném lựu đạn ở tư thế nằm do địa hình có vật che đỡ cao không quá 40 cm.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về kĩ thuật sử dụng lựu đạn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay - Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính năng, cấu tạo và chuyển động một số loại lựu đạn thường dùng
- Mục tiêu: HS nắm được tính năng, đặc điểm số liệu, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.60 – 62, tóm tắt nội dung, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV rút ra kết luận về tính năng, đặc điểm số liệu, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
- Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 1 và câu trả lời của HS về tính năng, đặc điểm số liệu, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục I.1a và I.2.a SGK tr.60, 61 để trả lời câu hỏi: Trình bày tính năng của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 8 HS/nhóm), khai thác thông tin mục I, hình 10.2, 10.3 SGK tr.60 – 62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: So sánh cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam. + Nhóm 1: Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam. + Nhóm 2: Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ CHUYỂN ĐỘNG MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN THƯỜNG DÙNG TT | Nội dung | Lựu đạn | F-1 Việt Nam | LĐ-01 Việt Nam | Số liệu kĩ thuật | 1 | Trọng lượng toàn bộ | ………….. ………….. | ………….. ………….. | 2 | Đường kính thân lựu đạn | ………….. ………….. | ………….. ………….. | 3 | Chiều cao toàn bộ | ………….. ………….. | ………….. ………….. | 4 | Trọng lượng thuốc nổ | ………….. ………….. | ………….. ………….. | 5 | Thời gian cháy chậm | ………….. ………….. | ………….. ………….. | 6 | Bán kính sát thương | ………….. ………….. | ………….. ………….. | 7 | Sử dụng ngòi nổ | ………….. | ………….. | Cấu tạo | 1 | Cấu tạo chung | ………….. | ………….. | 2 | Cấu tạo bộ phận gây nổ | ………….. ………….. | ………….. ………….. | Chuyển động | 1 | Lúc bình thường | ………….. | ………….. | 2 | Khi rút chốt an toàn | ………….. ………….. | ………….. ………….. |
|
- GV trình chiếu thêm hình ảnh, video về một số loại lựu đạn cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, hình ảnh trong mục để trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về tính năng, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tính năng, cấu tạo và chuyển động một số loại lựu đạn thường dùng 1. Tính năng - Lựu đạn F-1 Việt Nam: Trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá hủy phương tiện chiến tranh của đối phương bằng mảnh gang và sức ép của khí thuốc. - Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam: Dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của thuốc nổ kết hợp các mảnh văng. 2. Đặc điểm số liệu, cấu tạo và chuyển động Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. |
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ CHUYỂN ĐỘNG MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN THƯỜNG DÙNG TT | Nội dung | Lựu đạn | F-1 Việt Nam | LĐ-01 Việt Nam | Số liệu kĩ thuật | 1 | Trọng lượng toàn bộ | 600g | 365 – 400 g | 2 | Đường kính thân lựu đạn | 55 mm | 57 mm | 3 | Chiều cao toàn bộ | 117 mm | 88 mm | 4 | Trọng lượng thuốc nổ | 60 g | 125 – 135 g | 5 | Thời gian cháy chậm | 3 – 4 giây | 3,2 – 4,2 giây | 6 | Bán kính sát thương | 20 m | 5 – 6 m | 7 | Sử dụng ngòi nổ | | NLĐ-01 VN | Cấu tạo | 1 | Cấu tạo chung | Thân lựu đạn làm bằng gang có khía tạo thành các múi, bên trong nhồi thuốc nổ TNT, cổ lựu đạn có ren để liên kết với bộ phận gây nổ. | Thân lựu đạn làm bằng thép có bề dày 2,5 mm gồm hai nửa (trên và dưới), mặt trong khía rãnh để tạo nhiều mảnh nổ. Bên trong thân được nhồi thuốc nổ, miệng lựu đạn có ống ren để lắp ngòi nổ. Lựu đạn được sơn màu xanh quân sự. | 2 | Cấu tạo bộ phận gây nổ | - Thân bộ phận gây nổ: để chứa đầu cần bẩy (mỏ vịt), kim hỏa, lò xo kim hỏa và chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn. - Kim hỏa và lò xo kim hỏa. - Hạt lửa, thuốc cháy chậm và kịp. - Chốt an toàn và vòng kéo. | - Thân bộ phận gây nổ: để lắp cần bẩy (mỏ vịt), kim hỏa, lò xo kim hỏa và chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn. - Kim hỏa và lò xo kim hỏa. - Hạt lửa, thuốc cháy chậm và kịp. - Chốt an toàn và vòng kéo. | Chuyển động | 1 | Lúc bình thường | Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy giữ đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bị ép lại. | Kim hỏa nằm ngửa được mặt trên của cần bẩy ép chặt. Cần bẩy được giữ chặt với thân ngòi bằng chốt an toàn, chốt cài, vòng kéo để giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển. | 2 | Khi rút chốt an toàn | Đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra, đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy (từ 3 đến 4 giây) phụt lửa vào kíp làm kíp nổ và gây nổ lựu đạn. à Hoạt động theo nguyên lí kim hỏa chọc vào hạt lửa. | Cần bẩy bung ra, kim hỏa được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy (từ 3,2 đến 4,2 giây), lửa phụt vào kíp làm kíp nổ và gây nổ lựu đạn. à Hoạt động theo nguyên lí búa đập (kim hỏa) vào hạt lửa. |
|
|
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ LỰU ĐẠN Một số loại lựu đạn | Lựu đạn Ø1 | Lựu đạn nhảy AB HGr | Lựu đạn hơi cay M25 | Lựu đạn khói M84 | Lựu đạn MK1 | Lựu đạn chày |
Video chuyển động gây nổ của lựu đạn: https://youtu.be/60esPR56p5E?si=Fx4wIJ7VqI45fZ3W Video chiến sĩ thi đấu ném lựu đạn (chương trình Quân khu số 1): https://youtu.be/xBy796QzWTs?si=n9P-ulZQgri90JON Video dây chuyền sản xuất lựu đạn LĐ-01: (lấy từ đầu đến 6p00) https://youtu.be/u9z3Q3Ci6BY?si=ytWzwEC_9ED3XTHe |
Hoạt động 2. Tìm hiểu động tác đứng ném lựu đạn
- Mục tiêu: HS thực hiện được động tác đứng ném lựu đạn.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.62, 63, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về động tác đứng ném lựu đạn.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về động tác đứng ném lựu đạn.