Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9. NHÌN, NGHE, PHÁT HIỆN ĐỊCH, CHỈ MỤC TIÊU, TRUYỀN TIN LIÊN LẠC, BÁO CÁO
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.55.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 9.1:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chiến sĩ trong hình 9.1 đang thực hiện nhiệm vụ gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập trung quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình 9.1a: Chiến sĩ đang truyền tin cho đồng đội.
+ Hình 9.1b: Chiến sĩ đang chỉ mục tiêu địch cho đồng đội.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về hành động của chiến sĩ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay - Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa, yêu cầu nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.55, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về ý nghĩa, yêu cầu nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS khai thác thông tin mục I.1 SGK tr.55 và trả lời câu hỏi: Tại sao khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu phải tập trung tư tưởng và có ý thức cảnh giác cao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời ngẫu nhiên 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu phải tập trung tư tưởng và có ý thức cảnh giác cao, từ đó phán đoán chính xác về địch. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về ý nghĩa, yêu cầu nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu 1. Ý nghĩa, yêu cầu - Ý nghĩa: Điều kiện quan trọng để từng người, đồng đội và người chỉ huy xử trí các tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời. - Yêu cầu: + Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao. + Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng. + Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động nhìn địch
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.55 – 56, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hành động nhìn địch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tên nội dung huấn luyện và thời gian. - GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong mục I.2a SGK tr.55 – 56 và trả lời câu hỏi: Tại sao khi chọn vị trí nhìn, ban ngày nên chọn nơi cao, ban đêm nên chọn nơi thấp? - GV nêu tình huống: Thời gian tác chiến: … Về địch: Ở … thỉnh thoảng bắn ra … Về ta: Chiến sĩ số … đã vận động tới … nhận lệnh của tổ trưởng nắm chắc tình hình địch, địa hình ở … kịp thời báo cáo. - GV tổ chức, hướng dẫn HS bàn cách xử trí, kết luận và hướng dẫn hành động: + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Người chiến sĩ nên lợi dụng vị trí nào để quan sát địch? Hành động quan sát địch như thế nào? + GV yêu cầu 1 – 2 HS thực hiện động tác. + GV kết luận và hướng dẫn hành động: Kết luận bằng lời: Chiến sĩ số … lợi dụng … để nhìn. Kết luận bằng động tác mẫu gồm: Bước 1: Làm nhanh sát thực tế chiến đấu. Bước 2: Làm chậm phân tích. Ở vị trí 1: Lợi dụng ụ đất cao khoảng 1,4 m, người đứng thu nhỏ mục tiêu, súng dọc theo thân người. Phương pháp nhìn: Nhìn bằng mắt, từ gần đến xa, từ trái sang phải, nhìn từ bãi đất trống trước mặt tới mục tiêu địch và nhìn ngược lại. Khi nhìn phải ghi nhớ đặc điểm mục tiêu, địa hình địa vật, vị trí cụ thể, nhìn để nắm thủ đoạn của địch (động tác phải thận trọng). Ở vị trí 2: Lợi dụng ụ đất cao khoảng 0,6 m, người ở tư thế quỳ để nhìn, súng xách bên hông phải. Phương pháp nhìn: Nhìn từ gần đến xa, nhìn từ trái sang phải và ngược lại. Nhìn để nắm lực lượng địch, phán đoán, phát hiện hành động, thủ đoạn của địch. Ở vị trí 3: Lợi dụng ụ đất cao khoảng 0,3 m, người ở tư thế nằm thu nhỏ mục tiêu để nhìn, phương pháp nhìn cơ bản như ở vị trí 2, chỉ khác lúc này quan sát thấy địch và có thể lợi dụng địa hình để tiếp cận. Bước 3: Làm tổng hợp. - GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến hành động nhìn địch cho HS quan sát: Nhìn qua gương cầu lồi Nhìn qua cửa kính Nhìn qua mặt nước Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu 2 – 3 HS trả lời câu hỏi và thực hiện động tác. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về hành động nhìn địch. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Hành động a. Nhìn - Chọn vị trí nhìn: Ban ngày nên chọn nơi cao, ban đêm nên chọn nơi thấp để nghe tốt tiếng động do địch phát ra và dễ quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao. - Cách nhìn: + Nhìn trực tiếp bằng mắt hoặc qua các vật phản chiếu. + Nhìn lướt qua một lượt để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc dấu vết nghi ngờ có địch. + Nhìn kĩ theo thứ tự: nơi nghi ngờ có địch, khu vực địa hình sẽ lợi dụng để hành động. Ghi nhớ địa hình, địa vật đã quan sát, chú ý những điểm thay đổi (nếu có). + Khi đã nhìn rõ địch: xem địch nhiều hay ít, sử dụng vũ khí gì,… - Lưu ý khi nhìn: - Dừng lại nếu muốn quan sát kĩ, không vừa đi vừa nhìn. - Tránh ở bên sáng nhìn qua bên tối. Ở bên thật tối nhìn qua bên sáng có thể đến gần vật chắn (không để mắt quan sát gần vật chắn). - Nếu dùng đèn soi cần kết hợp với đồng đội (một người soi, một người nhìn, người soi lợi dụng địa hình địa vật ẩn nấp, người nhìn ở hướng khác nhìn).
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu hành động nghe địch
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.56, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hành động nghe địch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tên nội dung huấn luyện và thời gian. - GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong mục I.2b, hình 9.2 SGK tr.55 – 56 và trả lời câu hỏi: Điểm khác nhau giữa chọn vị trí nghe so với chọn vị trí nhìn là gì? - GV nêu tình huống: Thời gian tác chiến: … Về địch: Ở … thỉnh thoảng bắn ra … Về ta: Chiến sĩ số … đã vận động tới bờ đất nhận lệnh của tổ trưởng nắm chắc tình hình địch, địa hình ở … kịp thời báo cáo. - GV tổ chức, hướng dẫn HS bàn cách xử trí, kết luận và hướng dẫn hành động: + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Chiến sĩ lợi dụng vị trí nào để nghe? Hành động nghe như thế nào? + GV yêu cầu 1 – 2 HS thực hiện động tác. + GV kết luận và hướng dẫn hành động: Kết luận bằng lời: Chiến sĩ số … lợi dụng … để nghe. Kết luận bằng động tác mẫu gồm: Bước 1: Làm nhanh sát thực tế chiến đấu. Bước 2: Làm chậm phân tích. Ở vị trí 1: Lợi dụng bờ đất cao khoảng 1,4 m, chiến sĩ đứng nghe và xác định địch sử dụng súng tiểu liên hay súng máy để bắn. Chiến sĩ dùng tay làm phễu để nghe rõ tiếng bước chân, tiếng động trong trận địa, kết hợp quan sát bằng mắt. Ở vị trí 2: Lợi dụng ụ đất cao khoảng 0,6 m, dùng động tác quỳ để nghe như vị trí 1. Ở vị trí 3: Tại bờ đất thấp cao khoảng 0,3 m, động tác nằm úp xuống đất nghe, nghe tiếng bước chân của địch xa hay gần, tiếng va chạm của vũ khí, trang bị và xác định địch đang xây dựng công sự hay báo động giả. Quá trình vận động tới các vị trí, vừa đi vừa nghe, động tác vận động phải nhẹ nhàng. Bước 3: Làm tổng hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về hành động nghe địch. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Nghe - Chọn vị trí nghe: Chọn những nơi tương đối yên tĩnh, xung quanh không có nhiều tiếng động ồn ào lớn hơn tiếng động cần nghe, nơi địa hình, địa vật trống trải, không có vật chắn ngăn cách. - Cách nghe: + Khi có vật dẫn tiếng động tốt và khi cần nghe tiếng động sát phía bên kia vật chắn: áp tai vào vật đó để nghe. + Khi có nhiều tiếng động cùng lúc: chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước. + Khi trời mưa, gió nhiều tiếng động ồn ào: dùng bàn tay làm phễu, úp sát vào vành tai để hở một ít để nghe rõ hơn. Tránh để mưa tại, gió rít vào tai hoặc vành mũ. - Lưu ý khi nghe: + Dừng lại nếu muốn nghe rõ. + Nếu nghe lúc đang đi, động tác vận động phải nhẹ nhàng. + Luôn đề phòng những tiếng động do địch tạo ra để đánh lừa.
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách phát hiện địch, chỉ mục tiêu
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác