Soạn mới giáo án QPAN 11 KNTT bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Soạn mới Giáo án quốc phong 11 KNTT bài Lợi dụng địa hình, địa vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8. LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được khái niệm các loại địa hình, địa vật; ý nghĩa, yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật. Biết được cách lợi dụng địa hình, địa vật che khuất, che đỡ và cách vận động khi vượt qua địa hình trống trải.
  • Thực hành được các động tác kĩ thuật phù hợp với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống diễn ra.
  • Xây dựng ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập, không ngại khó, ngại bẩn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh: nêu được các nội dung phòng không nhân dân; kĩ năng quan sát, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
  • Vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: Thực hiện được những kĩ năng cơ bản về kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án.
  • Súng tiểu liên AK (CKC), bia số 6, bia số 7, cờ địch, cờ chỉ huy, còi.
  • Bãi tập: Vị trí lên lớp và các vị trí để HS luyện tập.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự tò mò và kích thích HS tìm hiểu các loại địa hình, địa vật và cách lợi dụng địa hình, địa vật ở bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.50.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 8.1:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chiến sĩ trong hình 8.1 lợi dụng bụi cây, ụ đất để làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Hình 8.1a – chiến sĩ lợi dụng bụi cây để ẩn nấp, quan sát địch; hình 8. 1b – chiến sĩ lợi dụng ụ đất để nổ súng tiêu diệt địch.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 8.  Lợi dụng địa hình, địa vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu các loại địa hình, địa vật

  1. Mục tiêu: HS nắm được các loại địa hình, địa vật làm cơ sở học tập các nội dung tiếp theo.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.50 và tóm tắt nội dung.

- GV rút ra kết luận về các loại địa hình, địa vật.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các loại địa hình, địa vật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 8.2 và trả lời câu hỏi:

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa vật che đỡ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời 2 – 3 HS trả lời:

+ Điểm giống nhau: Đều là những vật có thể che giấu được hành động.

+ Điểm khác nhau. Địa hình, địa vật che khuất không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua, còn địa hình, địa vật che đỡ chống đỡ được.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, phân tích và thống nhất về các loại địa hình, địa vật.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

I. Các loại địa hình, địa vật

1. Vật che khuất

Là những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như bụi, bụi cỏ rậm rạp, mảnh, rèm, ...

2. Vật che đỡ

Là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo, cối, lựu đạn khó xuyên qua, đồng thời có tác dụng che kín được hành động tương tự địa vật che khuất như mô đất, gốc cây, bờ ruộng, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố, ...

3. Địa hình trống trải

Là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường, ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa, yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật

  1. Mục tiêu: HS phân tích được ý nghĩa, yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật làm cơ sở học tập các nội dung tiếp theo.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.51, tóm tắt nội dung.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa, yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa, yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi:

Tại sao khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa hình, địa vật đột xuất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS tr.51, trả lời câu hỏi, ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Khi lợi dụng địa hình, địa vật, phải khéo léo, bí mật, không làm rung động vật lợi dụng, phù hợp với màu sắc địa hình để địch khó phát hiện.

Khi lợi dụng địa hình, địa vật, tránh lợi dụng vật đột xuất vì vật đột xuất thường là nơi nghi ngờ của địch, nếu ta lợi dụng sẽ không an toàn.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về ý nghĩa, yêu cầu lợi dụng địa hình, địa vật.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

II. Cách lợi dụng địa hình địa vật

1. Ý nghĩa, yêu cầu

- Ý nghĩa: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu hành động chiến đấu, thuận lợi cho việc sử dụng

vũ khí tiêu diệt địch và bảo vệ mình.

- Yêu cầu: Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta, tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta; hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn; nguỵ trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không làm thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng; tránh lợi dụng địa vật đột xuất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách lợi dụng vật che khuất

  1. Mục tiêu: HS nắm được mục đích, vị trí, tư thế động tác khi lợi dụng vật che khuất.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.51 - 52, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách lợi dụng vật che khuất.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách lợi dụng vật che khuất.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV nêu tên nội dung và thời gian: Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất; thời gian. ... phút.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 8.3, hình 8.1 tr 51, 52 SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao đối với vật che khuất không thật sự kín đáo nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng?

- GV nêu tình huống.

+ Thời gian tác chiến. .....

+ Địch: Tốp bộ binh địch ở .... thỉnh thoảng dùng hoả lực bắn ra .....

+ Ta: Chiến sĩ ..... đang ở ..... được lệnh của tổ trưởng nhanh chóng vận động đến ..... gặp tổ trưởng nhận nhiệm vụ.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS bàn cách xử trí, kết luật và hướng dẫn hành động:

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Trước tình huống đó, hành động của chiến sĩ như thế nào? Lợi dụng vị trí nào, động tác lợi dụng ra sao?

- GV hướng dẫn hành động: GV thực hiện nhanh đối với súng tiểu liên AK; GV thực hiện làm chậm phân tích đối với súng tiểu liên AK.

- GV nêu điểm chú ý.

- GV thực hiện tổng hợp bằng súng tiểu liên AK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS tr.51, 52, sau đó ghi chép tóm tắt nội dung.

- HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV.

- HS chú ý quan sát và thực hành theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời các câu hỏi:

Đối với vật che khuất không thật sự kín đáo nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng vì địch có thể phát hiện ra ta.

+ Chiến sĩ ..... lợi dụng ..... để .....; Vị trí lợi dụng; Động tác lợi dụng .....

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Cách lợi dụng

a) Lợi dụng vật che khuất

- Mục đích: Để giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự, vật cản trở, bố trí chông mìn, cạm bẫy, … để diệt địch.

- Vị trí lợi dụng: Tùy theo độ kín đáo và màu sắc của vật lợi dụng, thời tiết ánh sáng, …

- Tư thế, động tác khi lợi dụng:

+ Đối với vật che khuất cao khoảng 1,3–1,4m

·      Khi vận động tiếp cận: Dùng động tác đi khom, chạy khom tiếp cận vật che khuất, cách khoảng 1 – 2m dừng lại quan sát, kiểm tra chông, mìn, cạm bẫy, sau đó tiến sát bụi cây để lợi dụng.

·      Khi lợi dụng: Tư thế người cúi thấp hơn bụi cây, nghiêng người sang phải, chân trái gập, chân phải thẳng tự nhiên, tay phải xách súng dọc theo thân người, tay trái vạch cành lá để quan sát. Khi cần sử dụng súng như kĩ thuật bắn súng bộ binh.

·      Khi rời khỏi vị trí: Lùi về phía sau 1 – 2 bước hoặc di chuyển sang phải (trái), sau đó di chuyển sang vị trí khác.

+ Đối với vật che khuất cao khoảng 0,6 m

·       Khi vận động tiếp cận: Vận dụng động tác lê, bò, trườn, .... đến sát vật che khuất cách khoảng 1 – 2 m thì dừng lại kiểm tra chông, mìn, cạm bẫy, sau đó tiến sát vật lợi dụng.

·      Khi lợi dụng: Dùng tư thế động tác quỳ, ngồi để quan sát, tay phải xách súng ở bên hông phải, tay trái vạch cành lá để quan sát. Khi cần sử dụng súng, hai tay nâng súng lên như kĩ thuật bắn súng bộ binh ở tư thế quỷ.

+ Đối với vật che khuất cao khoảng 0,3 – 0,4m

·      Khi vận động tiếp cận: Vận dụng động tác bò, trườn tiếp cận, cách 1 – 2 m thì dừng lại quan sát, kiểm tra chông min, cạm bẫy, sau đó tiếp tục tiến sát vật lợi dụng.

·      Khi lợi dụng: Người nằm sấp hoặc nằm nghiêng để quan sát, súng có thể đặt bên phải, tay trái vạch cành lá để quan sát, khi cần sử dụng súng như kĩ thuật bắn súng bộ binh. sư kỹ thuật bắt

·      Khi rời khỏi vị trí: Lùi lại 1 – 2 bước rồi mới tiến.

Soạn mới giáo án QPAN 11 KNTT bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án quốc phòng 11 kết nối mới, soạn giáo án quốc phòng 11 kết nối bài Lợi dụng địa hình, địa vật, giáo án quốc phòng 11 kết nối

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay