Soạn mới giáo án QPAN 11 KNTT bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Soạn mới Giáo án quốc phong 11 KNTT bài Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nội dung cơ bản, ý nghĩa của môi trường trong pháp luật bảo vệ môi trường; an ninh môi trường (đất, nước, không khí,...), vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do,...
  • Biết cách tuyên truyền, phối hợp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo vệ môi trường.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được ý nghĩa của luật bảo vệ môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh. Biết tuyên truyền ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, bảo vệ môi trường sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
  • Một số hình ảnh minh họa cho bài học, hệ thống câu hỏi, đáp án trắc nghiệm về môi trường.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và hướng HS tìm hiểu nội dung cơ bản của bài học.
  3. Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 phần Mở đầu trong SHS tr.23 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 phần Mở đầu trong SHS tr.23 và trả lời câu hỏi:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hành động nào góp phần bảo vệ môi trường, hành động nào vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hành động vứt rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định (trong hình 4.1a) đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

+ Hành động trồng cây xanh (trong hình 4.1b) là hành động bảo vệ môi trường.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu:

HS hiểu được khái niệm và vai trò của môi trường, các trạng thái môi trường, nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường; hiểu được an ninh môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu.

- HS hiểu được khái niệm và hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong các hành động bảo vệ môi trường.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.23-26 và tóm tắt nội dung.

- GV rút ra kết luận về môi trường, các vấn đề môi trường và hành động bảo vệ môi trường.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về môi trường, các vấn đề môi trường và hành động bảo vệ môi trường.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 trong SHS tr.23-25 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin để trả lời câu hỏi SHS tr.24: Theo em, môi trường bao gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của môi trường đối với con người.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 4.2 và thực hiện nhiệm vụ:

Cho biết các hiện tượng ô nhiễm môi trường trong hình 4.2.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.3, vận dụng hiểu biết và nhận xét về thực trạng các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay:

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.23-25, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- HS rút ra kết luận về môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Hình 4.2:

●       a. Ô nhiễm môi trường không khí.

●       b. Ô nhiễm môi trường nước.

●       c. Ô nhiễm môi trường đất.

+ Hình 4.3:

●       a. Hiện tượng hạn hán.

●       b. Hiện tượng ô nhiễm không khí.

●       c. Hiện tượng băng tan.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

a. Môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

* Môi trường và các trạng thái môi trường:

- Thành phần môi trường: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

- Vai trò: cung cấp không gian sống; nguồn tài nguyên để lao động, sản xuất; nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...

- Các trạng thái môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Suy thoái môi trường

+ Sự cố môi trường

- Nguyên nhân gây ra các trạng thái môi trường:

+ Nguyên nhân tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,...)

+ Hoạt động của con người gây ra (sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, khai thác tài nguyên, môi trường quá mức,...)

* An ninh môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

- Khái niệm: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành nên môi trường được cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

- Các vấn đề môi trường toàn cầu:

+ Biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn,...

+ An ninh lương thực: con người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì sự sống.

+ Thiên tai: hiện tượng tự nhiên bất thường gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Dịch bệnh: sự lây lan nhanh chóng của bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong cộng đồng, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian.

+ Di cư tự do: hiện tượng con người rời bỏ nơi cư trú của mình đến một khu vực, địa điểm khác để sinh sống.

Nhiệm vụ 2: Bảo vệ môi trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.25-26 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, di sản thiên nhiên như thế nào? Từ đó, nêu trách nhiệm của bản thân, tổ chức trong việc bảo vệ các thành phần môi trường cụ thể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.226, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về khái niệm và các hoạt động bảo vệ môi trường.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Bảo vệ môi trường

* Khái niệm:

Là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Các hoạt động bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường đất:

+ Xem xét tác động trước khi xây dựng quy hoạch, dự án, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.

+ Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, xử lí, phục hồi môi trường đất.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm.

+ Có biện pháp ngăn chặn, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước.

- Bảo vệ môi trường không khí:

+ Tiến hành quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật;

+ Tình trạng ô nhiễm phải được thông báo và cảnh báo kịp thời, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

+ Các chủ thể sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên:

+ Là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án QPAN 11 KNTT bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án quốc phòng 11 kết nối mới, soạn giáo án quốc phòng 11 kết nối bài Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, giáo án quốc phòng 11 kết nối

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay