Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.45.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 7.1:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh thể hiện hành động gì của công dân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Hình 7.1 thể hiện hành động người dân đến giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài.
Hành động của người dân trong hình 7.1 đã thực đúng luật pháp về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số khái niệm
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.45-46 và tóm tắt nội dung.
- GV rút ra kết luận về một số khái niệm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, hướng dẫn HS quan sát các hình từ 7.2 – 7.3 và đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Thế nào là vũ khí, vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao? + Vật liệu nổ là gì? + Công cụ hỗ trợ là gì? - GV yêu cầu các nhóm đọc và thực hiện yêu cầu tr 46 SGK: Kể tên một số loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung: + Tên một số loại vũ khí: súng lục, súng trường, súng tiểu liên, … + Tên một số vật liệu nổ: pháo, bom, kíp nổ, … + Tên một số công cụ hỗ trợ: Khóa số 8, dùi cui, áo giáp, … - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, phân tích và thống nhất về các khái niệm. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Một số khái niệm a. Khái niệm - Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất. - Vũ khí quân dụng bao gồm hai nhóm: + Nhóm 1 là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp + Nhóm 2 là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kĩ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp - Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn. - Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lí hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. - Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng, để luyện tập, thi đấu thể thao. - Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất. b) Vật liệu nổ - Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ. c) Công cụ hỗ trợ - Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
|
Hoạt động 2: Một số nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.47, tóm tắt nội dung.
- GV rút ra kết luận về một số nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.47 và tóm tắt nội dung. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.47, ghi chép tóm tắt nội dung. - HS rút ra kết luận một số nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về chủ quyền lãnh thổ. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
| 2. Một số nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. - Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật. - Người quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định. - Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định. - Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận. - Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lí hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật. |
Hoạt động 3: Trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.47, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin tại Điều 18, 24, 28, 55 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thông qua internet: - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Cơ quan, đơn vị và cá nhân nào được pháp luật cho phép sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. - GV lưu ý cho HS: Khi sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.47, sau đó ghi chép tóm tắt nội dung. - HS rút ra kết luận về đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ - Tổ chức được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. - Đối với vũ khí quân dụng: + Bộ Quốc phòng trang bị cho: Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ. Cảnh sát biển, Cơ yếu. + Bộ Công an trang bị cho: Công an nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan. - Các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ. - Sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khi thể thao, công cụ hỗ trợ tuân thủ các quy định tại Điều 22, Điều 27, Điều 31, Điều 61 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. |
Hoạt động 4: Tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu trường hợp và thông tin trong SHS tr.47 để trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về trách nhiệm chung của công dân trong tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.47 thảo luận và trả lời câu hỏi, sau đó ghi chép tóm tắt nội dung. - HS rút ra kết luận về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. - GV phân tích, nhận xét và thống nhất về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 4. Tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ - Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân, cơ quan quân sự nơi gần nhất. - Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác