Soạn mới giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Soạn mới giáo án sinh học 10 KNTT bài Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

PHẦN HAI. SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT

BÀI 20: SỰ ĐA DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm vi sinh vật.
  • Kể tên được các nhóm vi sinh vật và phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật (VSV).
  • Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu VSV.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể được tên các nhóm vi sinh vật; Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật; Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật; Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật.
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức trong bài.
  • Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.
  • Tích hợp kiến thức của các môn học, kết nối kiến thức mới với kiến thức đã học và vận dụng những gì đã học vào giải quyết các vấn đề của đời sống.
  • Năng lực mô phỏng quá trình sinh học phức tạp bằng các dụng cụ trực quan đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Thấy được mức độ đa dạng của vi sinh vật trong thế giới sống, hiểu được các đặc tính chung của vi sinh vật và vai trò của chúng đối với tự nhiên và đối với con người, từ đó nâng cao ý thức trong việc khai thác sử dụng những vi sinh vật hữu ích để phục vụ đời sống con người, đồng thời biết cách phòng, tránh những vi sinh vật gây hại cho con người.
  • Nâng cao ý thức, tuyên truyền và thực hiện đúng việc sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế hiện tượng kháng sinh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Một số hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  3. Nội dung: GV sử dụng phần mở đầu trong SGK để đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới.
  4. Sản phẩm học tập: Các dự đoán của HS về câu hỏi được đặt ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.116 và đặt vấn đề: Vệt màu khổng lồ trên vùng biển Ireland (H.a), màu hồng đỏ của Laguna Salada de  Torrevieja thuộc Tây Ban Nha (H.b), bãi biển phát sáng ở vịnh Lervis ở Australia (H.c) hay màu xanh đặc trưng của Hồ Gươm ở Việt Nam (H.d) dưới đây, tất cả đều được tạo thành từ hàng nghìn tỉ sinh vật nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường có tên gọi chung là vi sinh vật. Vậy vi sinh vật là gì? Với kích thước vô cùng nhỏ bé như vậy thì “thức ăn” của chúng là gì và chúng ta làm thế nào để có thể nghiên cứu về chúng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, đưa ra những dự đoán về câu trả lời.

- GV khuyến khích HS thoải mái chia sẻ ý kiến, đưa ra các phương án khác nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Để có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhóm vi sinh vật

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể được tên các nhóm vi sinh vật.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, kết hợp quan sát sơ đồ và các hình ảnh mục I (SGK tr.117 – 118) để tìm hiểu về vi khuẩn và các nhóm vi khuẩn.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, kết hợp quan sát sơ đồ và các hình ảnh mục I (SGK tr.117 – 118) để tìm hiểu về vi khuẩn và các nhóm vi khuẩn.

- GV yêu cầu các nhóm đôi trao đổi và trả lời các câu hỏi phần Dừng lại và suy ngẫm (SGK tr.118):

1. Vi sinh vật là gì? Quan sát hình 20.1, kể tên các nhóm vi sinh vật.

2. Giải thích vì sao vi sinh vật có tốc độ trao đổi chất nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với thực vật và động vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung SGK, trao đổi và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. CÁC NHÓM VI SINH VẬT

Vi sinh vật (VSV) là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

- Các nhóm VSV bao gồm:

+ Vi sinh vật nhân thực: Nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh; Vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi

+ VSV nhân sơ: Archaea; Vi khuẩn.

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu 1: HS có thể dựa vào nội dung trong SGK để trả lời. Tuy nhiên, HS cần diễn đạt bằng ngôn từ của chính mình, theo cách mà mình thấy hợp lí nhất.

Câu 2: Vi sinh vật có tỉ số diện tích/thể tích lớn:

Do có kích thước nhỏ nên vi sinh vật có tỉ số S/V lớn, tức là mỗi đơn vị thể tích sẽ tiếp xúc được với nhiều phần bể mặt môi trường hơn, từ đó khiến việc trao đổi chất của tế bào qua màng tế bào dễ dàng hơn nhiều. Diện tích bề mặt tăng trong khi thể tích không thay đổi.

- Tốc độ trao đổi chất và chuyển hoá nhanh:

Nhờ có tỉ số S/V cao, tốc độ trao đổi chất qua màng tế bào của vi sinh vật diễn ra rất nhanh, kèm theo đó là khả năng chuyển hoá mạnh. Tốc độ tổng hợp protein của nấm men cao gấp 1000 lần đậu tương và gấp 100 000 lần trâu, bò, tương đương với việc con người ăn

khoảng 300 000 bát cơm một ngày.

- Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh:

Khả năng chuyển hoá nhanh giúp vi sinh vật sinh trưởng với tốc độ rất cao. Một tế bào E. coli ở điều kiện tối ưu có thể phân chia tế bào sau mỗi 20 phút, tức là sau 24 giờ sẽ tạo ra được 4,7 x 10”' tế bào với tổng khối lượng tới 4 700 tấn. Ngay trong điều kiện bình thường với nguồn dinh dưỡng có hạn, từ một tế bào nấm men cũng có thể tạo ra khoảng 10” tế bào sau 24 giờ.

-----------------------Còn tiếp--------------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 10 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 10 mới kết nối bài Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, giáo án soạn mới sinh học 10 kết nối

Soạn mới giáo án Sinh học 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay