Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh trong SGK phóng to.
- Các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.
- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở, dẫn dắt vào bài học.
- HS suy nghĩ, đóng góp ý kiến.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Em hãy kể tên một số loại thực phẩm lên men mà gia đình em thường sử dụng hoặc là một món ăn em yêu thích? Theo em, làm những loại thực phẩm như vậy có khó không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thoải mái chia sẻ ý kiến.
- GV mời các HS trong lớp đưa ra những ý kiến khác.
* Gợi ý: Một số loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, dưa, cà muối, kim chi,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận những ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học mới: Thực phẩm lên men là các thực phẩm được hình thành trên cơ sở phân hủy các chất như đường và protein bởi các vi sinh vật. Thực phẩm lên men ngoài việc hỗ trợ hấp thụ các enzyme dồi dào không thể thiếu cho quá trình sống của con người thì nó cũng giúp cải thiện việc bảo quản và mùi vị của thực phẩm. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành làm một số thực phẩm lên men nhé!
Hoạt động 1: Giới thiệu các thí nghiệm và các dụng cụ cần chuẩn bị (GV yêu yêu cầu HS chuẩn bị từ tiết học trước)
- GV yêu cầu HS đọc mục II, III (SGK tr.138 – 139) để làm quen với các dụng cụ cần chuẩn bị và nắm được các bước tiến hành làm thí nghiệm.
- GV sử dụng phương pháp thuyết trình, giới thiệu các dụng cụ cần chuẩn bị và nội dung bài thực hành cho HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS nội dung thực hành: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật; Thực hành làm một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng và làm các sản phẩm lên men như sữa chua, dưa chua. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS), phân công nhiệm vụ thực hành cho các nhóm: + Hoạt động 1: Tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật (thực hiện trước tiết học). + Hoạt động 2: Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua (thực hiện trong tiết học). + Hoạt động 3: Thực hành làm sữa chua (Làm tại nhà) + Hoạt động 4: Thực hành làm dưa chua (Làm tại nhà) - GV công bố các tiêu chí đánh giá bài thực hành: + Sự đầy đủ về mẫu vật và dụng cụ; + Sự an toàn phòng thí nghiệm; + Kĩ năng thực hiện thí nghiệm; + Kết quả thí nghiệm kèm số liệu và hình ảnh làm minh chứng và giải thích kết quả; + Báo cáo thí nghiệm theo mẫu. - GV nêu các dụng cụ cần chuẩn bị: ● Dụng cụ, thiết bị + Lọ nhỏ có nắp đậy để đựng sữa chua (đã lau cồn để tiệt trùng), bếp, nồi, nồi ủ/ thùng xốp. + Bình, lọ loại to, miệng rộng bằng sứ hoặc thuỷ tinh, vật nặng nén dưa đã tiệt trùng. + Ống nghiệm, lam kính, lamen, thìa, ống hút, giấy thấm, kính hiển vi. + Tranh ảnh, sách báo, tài liệu liên quan đến công nghệ vi sinh vật, máy tính có nối mạng (nếu có), thiết bị chụp ảnh và các dụng cụ, vật liệu cần thiết để làm tập san. ● Nguyên liệu + 1 hộp sữa đặc có đường hoặc 1 lít sữa tươi tiệt trùng; 2 hộp sữa chua, trong đó có 1 hộp sữa chua không đường (lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh và đợi đến khi hết lạnh mới sử dụng); 1 lít nước lọc (trường hợp sử dụng sữa đặc có đường). + 1 lít nước đun sôi (để ấm), 1 thìa đường (khoảng 20 g), 3 thìa muối (khoảng 60g) loại hạt to. + 1 kg cải xanh, hành củ, hành lá. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghiên cứu thông tin SGK, lắng nghe GV giới thiệu và ghi chép lại những nội dung chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV kiểm tra các dụng cụ, nguyên vật liệu làm thí nghiệm do HS chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét công việc chuẩn bị của HS, chuẩn bị thực hiện nội dung thực hành. | HS nắm được nội dung bài thực hành và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết. |
----------------------Còn tiếp-----------------------
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn