Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
+ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
+ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu.
+ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
+ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV nhắc lại kiến thức ở bài học trước và nêu ra một vài tình huống thực tế, đặt câu hỏi gợi mở cho HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Trong buổi học trước, chúng ta đã biết một số phân tử sinh học trong tế bào, các em hãy kể tên các phân tử đó.
+ Em hãy kể tên một số loại thực phẩm nào chứa nhiều protein, chất béo, glucose,…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhớ lại kiến thức đã học trong bài trước và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thức ăn hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, nếu không biết cân bằng những chất nạp vào cơ thể, chúng ta sẽ rất dễ mắc những căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ: ăn quá nhiều đồ chiên, rán sẽ gây béo phì, máu nhiễm mỡ,… ăn nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ làm tích tụ acid uric trong cơ thể, gây ra bệnh gout; ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường,… Chính vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về thành phần hóa học của các loại thực phẩm để có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành các thí nghiệm nhận biết một số phân tử sinh học có trong tế bào.
Hoạt động 1: Hoạt động chuẩn bị
- HS biết được các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để thực hiện.
- GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm (GV nhắc nhở HS từ cuối tiết học hôm trước) và đọc trước nội dung các thí nghiệm ở nhà:
- Thuốc thử Benedict (C7H10CuNa2O15S), nước cất, cồn ethanol tuyệt đối, dung dịch sodium hydroxide loãng (NaOH 10%), hydrochloric acid (HCl), copper (II) sulphate (CuSO4. 5H2O), dung dịch albumin 1%.
- Đường glucose, lòng trắng trứng, dầu ăn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc trước các thí nghiệm SGK tr. 41- 42. + Nhóm 1: Thí nghiệm nhận biết đường glucose. + Nhóm 2: Thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương. + Nhóm 3: Thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret (Biuret test) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc thí nghiệm SGK, mỗi nhóm lựa chọn một thí nghiệm để thực hành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Các nhóm đăng kí thí nghiệm với GV. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi lại thí nghiệm các nhóm đã đăng kí. | I. Chuẩn bị HS chuẩn bị được các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho các thí nghiệm. |
-------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác