Soạn mới giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức bài 5: Các phân tử sinh học

Soạn mới giáo án sinh học 10 KNTT bài Các phân tử sinh học. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
  • Trình bày được thành phán cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
  • Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
  • Vận dụng được kiến thức về các phân tử sinh học để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (giải thích vai trò của DNA trong việc xác định huyết thống và truy tìm tội phạm,…)
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

+ Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

+ Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrote, lipid, protein, nucleic acid.

 

+ Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

+ Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....).
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.
  • Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.
  • Năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học: thông qua các hoạt động nghiên cứu tình huống giả định.
  • Tích hợp kiến thức của các môn học, kết nối kiến thức mới với kiến thức đã học và vận dụng những gì đã học vào giải quyết các vấn để của đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Thấy được vai trò của hóa học trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học, qua đó có nhu cầu tìm hiểu thêm về cơ sở hóa học của sự sống.
  • Khi hiểu được những ứng dụng thực hiện của kiến thức sinh học vào đời sống, HS càng thêm yêu thích môn học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học trực quan.
  • Dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp hỏi – đáp nêu và giải quyết vấn đề.
  • Kĩ thuật: khăn trải bản, mảnh ghép, sơ đồ tư duy; Trò chơi: “Ai nhanh hơn?”, “Đoán ô chữ”, “Đuổi hình bắt chữ”.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
  • Hình ảnh về các loại đường, các loại protein trong cơ thể người.
  • Nội dung các ô chữ về vai trò của carbohydrate.
  • Các câu hỏi liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Bảng trắng, bút lông.
  • Giấy A4
  • Biên bản thảo luận nhóm.
  • Sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid.
  • Bảng phân biệt ba loại RNA.
  1. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
  4. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề để HS dự đoán câu trả lời, sau đó dẫn dắt vào bài học mới.
  5. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ và trả lời: Tại sao dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ thuyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp (HS không nhất thiết trả lời đúng)

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những đóng góp của HS, dẫn dắt vào bài học: Để giải thích việc tại sao người ta có thế xác định được quan hệ huyết thống qua việc xét nghiệm DNA, cũng như biết được các loại phân tử sinh học có trong tế bào và vai trò của chúng để có chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo sức khỏe,… chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay -  Bài 5: Các phân tử sinh học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào

  1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

- Nêu những đặc điểm chung và kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin phần I (SGK tr.28) để tìm hiểu về khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin đọc thông tin phần I (SGK tr.28) để tìm hiểu khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Phân tử sinh học là gì?

+ Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học.

+ Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào

- Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.

- Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Trong đó, protein, carbohydrate và nucleic acid là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân hợp thành.

- Thành phần hoá học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrocarbon rất đa dạng.

- Bộ khung hydrocarbon có khả năng liên kết với các nhóm chức khác nhau (như nhóm amino, carboxyl,...) tạo ra vô số các hợp chất với các đặc tính hoá học khác nhau.

------------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức bài 5: Các phân tử sinh học

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 10 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 10 mới kết nối bài Các phân tử sinh học, giáo án soạn mới sinh học 10 kết nối

Soạn mới giáo án Sinh học 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay