Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

Soạn mới Giáo án Sinh học 8 cánh diều bài Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 29. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa.
  • Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.
  • Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.
  • Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa. Phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa.
  • Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa.
  • Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn.
  • Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa; Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa; Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa; Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp; Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần; Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình; Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn; Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi: Trong các loại thực ăn em thích, thức ăn nào em nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ HS trả lời dựa theo thức ăn yêu thích của bản thân.

+ Nên ăn hoa quả và rau xanh thường xuyên vì chúng là các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ… → giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như bệnh tim, huyết áp cao, đường ruột, ung thư…; giúp kiểm soát cân nặng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào và đồ ngọt vì nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch…

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Vậy chúng ta phải làm gì để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí? Vì sao vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố được đặt lên hàng đầu?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa; Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp; Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần; Xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, nghiên cứu nội dung mục I, quan sát, phân tích hình 29.1 – 29.3, bảng 29.2, 29.3 SGK trang 137 – 140 trả lời các câu hỏi và hoàn thành nội dung các phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi và phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng

Đọc thông tin, quan sát hình 29.1 trang 137 SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Kể tên các chất dinh dưỡng có trong súp lơ xanh.

2. Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng đó được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được?

3. Chất dinh dưỡng là gì?

4. Quá trình dinh dưỡng là gì?

5. Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Bảng thông tin dinh dưỡng

Đọc thông tin, quan sát hình 29.2 trang 138 SGK, quan sát các bao bì thực phẩm đã được chuẩn bị sẵn và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.

2. Điền thông tin của sản phẩm theo bảng sau:

Tên sản phẩm

Năng lượng

Protein

Lipid

Carbohydrate

Vitamin

Chất khoáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thông tin trong bảng thông tin dinh dưỡng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Đọc thông tin, quan sát bảng 29.2 và hình 29.3 SGK, hoàn thiện các nhiệm vụ sau:

1. Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?

2. Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào ăn ít nhất? Vì sao?

3. Lứa tuổi nào cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất? Vì sao?

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lí là gì?

5. Khẩu phần là gì?

6. Nêu nguyên tắc xây dựng khẩu phần.

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật kĩ thuật mảnh ghép để hoàn thành các Phiếu học tập:

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Quan sát hình 29.1 trang 137 SGK, tìm hiểu về dinh dưỡng và chất dinh dưỡng, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 2: Quan sát hình 29.2 trang 138 SGK, tìm hiểu về bảng thông tin dinh dưỡng, hoàn thành Phiếu học tập số 2.

+ Nhóm 3: Quan sát bảng 29.2 và bảng 29.3 trang 139 SGK, tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lí, hoàn thành Phiếu học tập số 3.

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- Mỗi nhóm có 3 thành viên từ 3 nhóm chuyên gia, thảo luận để hoàn thành cả 3 phiếu học tập.

- Đồng thời, các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Các nhóm chất dinh dưỡng chính được cung cấp từ nguồn thực phẩm nào? Nếu thực phẩm hàng ngày không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng kể trên sẽ gây ra hậu quả gì?

+ Tại sao cần ăn đa dạng các loại thực phẩm?

+ Đối chiếu khuyến cáo ở bảng 29.2 với những thực phẩm em đã sử dụng ngày hôm qua và cho biết chế độ dinh dưỡng của em đã hợp lí chưa? Tại sao?

- Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, GV dẫn dắt HS hoạt động độc lập thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người thân trong gia đình thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xác định độ tuổi của từng thành viên.

Bước 2: Tra bảng 29.2 trang 139 SGK để xác định khẩu phần khuyến cáo phù hợp với từng thành viên.

Bước 3: Chọn loại thực phẩm và số lượng phù hợp theo quy đổi đơn vị ở bảng 29.3 trang 139 SGK.

- GV quan sát HS thực hành, hướng dẫn khi cần thiết và yêu cầu HS viết báo cáo thực hành:

+ Bảng khẩu phần ăn cho từng người trong gia đình.

+ So sánh khẩu phần ăn em vừa xây dựng với chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người thân trong gia đình em và rút ra kết luận về chế độ ăn của mối người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí

- Phiếu học tập số 1 (bản đính kèm bên dưới hoạt động 1).

- Phiếu học tập số 2 (bản đính kèm bên dưới hoạt động 1).

- Phiếu học tập số 3 (bản đính kèm bên dưới hoạt động 1)

- Đáp án câu thảo luận số 1:

+ Nhóm chất tinh bột: gạo, ngô, khoai, bánh mì…

Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ, nấm…

Nhóm chất béo: dầu đậu nành, mè, cá hồi, cá ngừ…

Vitamin và các khoáng chất: rau, củ, quả…

Nếu thực phẩm hàng ngày thiếu những chất kể trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như mệt mỏi, trí nhớ kém, táo bón hoặc tiêu chảy, mỡ máu, suy tim, đặc biệt là trẻ em thì thấp còi, suy dinh dưỡng, kém phát triển.

+ Vì mỗi loại thực phẩm chỉ cung cấp một hoặc một số chất dinh dưỡng nhất định. Nếu ăn không đủ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể dẫn tới hậu quả xấu như mệt mỏi, suy dinh dưỡng… Do đó, cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

+ HS nhớ lại bữa ăn hôm trước và dựa vào bảng 29.2 để trả lời câu hỏi.

F Kết luận:

- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng

Đọc thông tin, quan sát hình 29.1 trang 137 SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Kể tên các chất dinh dưỡng có trong súp lơ xanh.

Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng, nước.

2. Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng đó được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được?

Đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, nước.

3. Chất dinh dưỡng là gì?

Là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

4. Quá trình dinh dưỡng là gì?

Là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

5. Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

- Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

- Chất dinh dưỡng đi vào làm nguyên liệu cho các quá trình trao đổi chất, lớn lên và phân chia trong các tế bào, đồng thời cung cấp năng lượng cho hệ tiêu hóa và các hệ cơ quan khác hoạt động.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Bảng thông tin dinh dưỡng

Đọc thông tin, quan sát hình 29.2 trang 138 SGK, quan sát các bao bì thực phẩm đã được chuẩn bị sẵn và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.

HS đọc SGK trả lời câu hỏi này.

2. Điền thông tin của sản phẩm theo bảng sau:

Tên sản phẩm

Năng lượng

Protein

Lipid

Carbohydrate

Vitamin

Chất khoáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS thu thập thông tin từ các sản phẩm được yêu cầu chuẩn bị từ trước.

3. Thông tin trong bảng thông tin dinh dưỡng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?

Cung cấp thông tin về các nhóm dinh dưỡng, khối lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, từ đó giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được các sản phẩm thích hợp.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Đọc thông tin, quan sát bảng 29.2 và hình 29.3 SGK, hoàn thiện các nhiệm vụ sau:

1. Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?

Bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

2. Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào ăn ít nhất? Vì sao?

- Nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa carbohydrate, vitamin và chất khoáng.

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường.

3. Lứa tuổi nào cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất? Vì sao?

Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất vì ngoài việc đảm bảo nguyên liệu để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động còn cần nguyên liệu để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lí là gì?

Chế độ dinh dưỡng là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

5. Khẩu phần là gì?

6. Nêu nguyên tắc xây dựng khẩu phần.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

-------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 8 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 8 mới cánh diều bài Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người, giáo án sinh học 8 cánh diều

Soạn mới giáo án sinh học 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay