Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Soạn mới Giáo án Sinh học 8 cánh diều bài Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 33. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ VÀ HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.
  • Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.
  • Nêu được chức năng của hệ bài tiết. Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.
  • Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó. Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe.
  • Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc tại địa phương.
  • Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể; Nêu được chức năng của hệ bài tiết; Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó; Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc tại địa phương.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu; Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe; Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Tại sao cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên mất nước, từ đó làm giảm lượng máu trong cơ thể và có thể gây mất cân bằng nội môi. Do đó cần bổ sung nước và tốt nhất là nước điện giải (vì trong mồ hôi có cả các chất hòa tan).

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vì sao mồ hôi lại được tiết ra khi chúng ta vận động mạnh? Ngoài mồ hôi cơ thể còn bài tiết những chất gì?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật Think – Pair – Share, thảo luận nhóm quan sát và phân tích hình 33.1 – 33.2, bảng 33.1 – 33.2, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức mục I SGK.
  3. Sản phẩm: Khái niệm môi trường trong, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share, yêu cầu HS quan sát hình 33.1 trang 157, kết hợp đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: Nêu các thành phần của môi trường trong cơ thể, từ đó khái quát khái niệm môi trường trong cơ thể và cân bằng môi trường trong.

- Sau khi hình thành kiến thức về khái niệm môi trường trong cơ thể và sự cân bằng môi trường trong, GV yêu cầu HS quan sát bảng 33.1 và trả lời câu hỏi luyện tập 1 trang 157 SGK.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi 2 trang 158 SGK và rút ra kết luận về môi trường thích hợp để các tế bào hoạt động bình thường.

- Dựa vào kiến thức vừa được hình thành ở mục I, GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi để luyện tập, củng cố kiến thức:

Tại sao thành phần, tính chất của môi trường trong cần được duy trì ổn định? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của sự mất cân bằng môi trường trong đến hoạt động của cơ thể.

+ Đọc bảng 33.2 trang 158 và trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 158 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nghiên cứu SGK và thực hiện theo nhiệm vụ được giao, trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS phát biểu.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Môi trường trong cơ thể

- Đáp án câu hỏi thảo luận 1:

+ Các thành phần của môi trường trong cơ thể gồm: máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

+ Môi trường trong cơ thể là môi trường bao quanh tế bào gồm huyết tương, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

+ Cân bằng môi trường trong là sự dao động của những điều kiện vật lí, hóa học của môi trường trong như: nhiệt độ, pH, thành phần chất tan… quanh một giá trị nhất định.

- Đáp án câu hỏi luyện tập 1 trang 157

+ Chỉ số mất cân bằng là thân nhiệt – người này đang bị sốt.

- Đáp án câu hỏi 2 trang 158 SGK:

Kết quả thí nghiệm hình 33.2 cho thấy nồng độ chất tan bao quanh tế bào ảnh hưởng đến hình dạng, hoạt động của tế bào:

+ Tế bào hồng cầu trong môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu sẽ bị phình to.

+ Tế bào hồng cầu trong môi trường có nồng độ chất tan cao hơn bị teo nhỏ.

+ Tế bào hồng cầu trong môi trường có nồng độ chất tan tương tự trong tế bào sẽ giữ nguyên hình dạng.

→ Thí nghiệm cho thấy: Để tế bào hoạt động bình thường thì môi trường bao quanh tế bào cần có nồng độ chất tan tương tự như trong tế bào.

- Đáp án câu hỏi thảo luận củng cố kiến thức:

+ Để đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó các cơ quanh, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường.

+ Ví dụ: hàm lượng glucose trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh đái tháo đường.

+ Người phụ nữ này có chỉ số glucose trong máu cao – biểu hiện của bệnh đái tháo đường.

 → Khẩu phần ăn cần hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột, đường.

❖    Kết luận:

- Máu, dịch mô, dịch bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể.

- Tính chất lí, hóa của môi trường trong được duy trì ổn định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ bài tiết

------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 8 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 8 mới cánh diều bài Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người, giáo án sinh học 8 cánh diều

Soạn mới giáo án sinh học 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay