Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 39. QUẦN THỂ SINH VẬT
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần thể
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát một số hình ảnh: Rừng tre Đàn gà
Đàn bò Ruộng ngô
- GV đặt vấn đề: Rừng tre, đàn gà, đàn bò, ruộng ngô được gọi là một quần thể. Hãy cho biết dựa vào đặc điểm nào để xác định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật? - Trên cơ sở khái niệm quần thể sinh vật vừa nêu, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 182 SGK: Trong những ví dụ sau đây, tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật? a) Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao nuôi. b) Các cá thể rắn hổ mang sống ở hòn đảo cách xa nhau. c) Các cá thể cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc Việt Nam. d) Các cá thể chuột đồng trên cùng một cánh đồng lúa. Các cá thể chuột đực và chuột cái có khả năng giao phối với nhau để sinh ra chuột con. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc sách SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS giơ tay phát biểu. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 trang 182 + Một nhóm cá thể được coi là quần thể sinh vật khi chúng là các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo những thế hệ mới. Hướng dẫn trả lời Luyện tập 1 trang 182: c và d. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả trả lời của HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Khái niệm quần thể - Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: Quần thể voi sư tử sống ở hoang mạc, quần thể kiến ngoài bãi đất… |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần thể
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm (4 – 5 HS). - GV yêu cầu các nhóm đọc mục II SGK, quan sát hình 39.2, 39.3 và thảo luận thực hiện vẽ lược đồ tư duy với chủ đề trung tâm là “Các đặc trưng cơ bản của quần thể”. - Đồng thời, GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận thực hiện các nhiệm vụ: + Câu hỏi 2 tr.182 SGK: Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa gì? + Luyện tập 2 tr.183 SGK: Mật độ cá thể của quần thể được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt như thế nào? + Câu hỏi 3 tr.183 SGK: Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể? + Luyện tập 3 tr.183 SGK: Nêu ví dụ tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. + Câu hỏi 4 tr.183 SGK: Quan sát hình 39.2 và cho biết vì sao A là dạng phát triển, B là dạng ổn định và C là dạng giảm sút. + Luyện tập 4 tr.184 SGK: Điều tra quần thể chim trĩ đỏ khoang cổ tỏng một khu vực nghiên cứu thu được số liệu về số cá thể chim trĩ trong mỗi nhóm tuổi như sau: nhóm tuổi trước sinh sản là 80 con, nhóm tuổi đang sinh sản là 30 con, nhóm tuổi sau sinh snar là 15 con. Vẽ tháp tuổi chim trĩ và xác định dạng tháp tuổi của quần thể chim trĩ đó. + Câu hỏi 5 tr.184 SGK: Hãy mô tả đặc điểm của mỗi kiểu phân bố cá thể của quần thể. + Luyện tập 5 tr.184 SGK: Xác định kiểu phân bố các cá thể của quần thể trong mỗi trường hợp dưới đây: a) Quần thể cây gỗ lim xanh trong rừng có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi trong cả khu rừng, số lượng cây gỗ ít, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. b) Quần thể chim hải âu đang sinh sống ở một khu vực có điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. c) Quần thể trâu rừng sống thành bầy đàn, tập trung ở những nơi có nhiều cỏ và gần các dòng sông. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK và thảo luận thực hiện theo nhiệm vụ được giao. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS phát biểu (Hướng dẫn trả lời câu hỏi – ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG). HƯỚNG DẪN LƯỢC ĐỒ TƯ DUY (ĐÍNH KÈM BÊN DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2). - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Các đặc trưng cơ bản của quần thể 1. Kích thước của quần thể sinh vật - Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian nhất định của quần thể. 2. Mật độ cá thể của quần thể - Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 3. Tỉ lệ giới tính - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. 4. Thành phần nhóm tuổi - Quần thể sinh vật gồm nhiều nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. 5. Sự phân bố cá thể của quần thể - Kiểu phân bố theo nhóm: xuất hiện khi điều kiện sống không đồng đều trong môi trường. - Kiểu phân bố đồng đều: xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. - Kiểu phân bố ngẫu nhiên: xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. |
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 2 trang 182 SGK: + Kích thước của quần thể cho biết sự phù hợp của quần thể và môi trường sống + Khả năng thực hiện các chức năng sinh học, bảo đảm cho quần thể duy trì phát triển + Nếu kích thước quá nhỏ, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư ra khỏi quần thể. Luyện tập 2 trang 183 SGK: + Trong chăn nuôi và trồng trọt, nếu mật độ cá thể quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở… dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao, gây tổn thất kinh tế lớn. → Trong trồng trọt cần trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa, bón phân và tưới nước đầy đủ. Tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao. → Trong chăn nuôi, khi mật độ cá thể tăng cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt. Câu hỏi 3 trang 183 SGK: + Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản của quần thể, từ đó ảnh hướng đến sự sinh trưởng và phát triển của quần thể. Luyện tập 3 trang 183 SGK: + Ví dụ tỉ lệ giới tính có thể thay đổi như thằn lằn và rắn, trong thời kì sinh sản số lượng con cái nhiều hơn con đực, sau mùa đẻ trứng thì số lượng con đực và con cái ngang nhau. Câu hỏi 4 trang 183 SGK: + A là dạng phát triển do tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao. + B là dạng ổn định do có tỉ lệ nhóm tuổi trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau. + C là dạng giảm sút do có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản. Luyện tập 4 trang 184 SGK: + Quần thể chim trĩ thuộc dạng tháp phát triển. Câu hỏi 5 trang 184 SGK: + Kiểu phân bố theo nhóm: Các cá thể tụ họp theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất trong môi trường. - Kiểu phân bố đồng đều: Các cá thể phân bố đồng đều trong môi trường theo lãnh thổ riêng. - Kiểu phân bố ngẫu nhiên: Các cá thể phân bố ngẫu nhiên, có thể tụ họp theo nhóm hoặc đơn độc theo lãnh thổ. Luyện tập 5 trang 184 SGK: a) Kiểu phân bố ngẫu nhiên. b) Kiểu phân bố đồng đều. c) Kiểu phân bố theo nhóm. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác