Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Soạn mới Giáo án Sinh học 8 cánh diều bài Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 42. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.
  • Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
  • Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
  • Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên; Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên; Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên; Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường; Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên

PHIẾU HỌC TẬP: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Câu 1. Thế nào là cân bằng tự nhiên? Cho ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên.

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 2. Nêu một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên.

....................................................................................................................

Câu 3. Nêu nguyên nhân khiến cân bằng tự nhiên bị phá vỡ. Mất cân bằng tự nhiên dẫn tới hậu quả gì? Con người cần phải làm gì để duy trì cân bằng tự nhiên.

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 4. Vì sao phải bảo vệ động vật hoang dã? Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã.

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 5. Quan sát hình 42.3 và cho biết con người đã tác động đến môi trường qua các thời kì bằng những cách nào.

..................................................                                                               ..................................................                     

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 6. Việc phá hủy rừng đã gây ra những hậu quả gì cho môi trường tự nhiên?

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 7. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 8. Hiện tượng cháy rừng đã tác động như thế nào đến môi trường.

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 9. Nêu thêm một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

 

  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  4. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Quan sát chuỗi thức ăn ở hình 42.1 và cho biết nếu rắn bị tiêu diệt quá mức sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Các học sinh xung phong phát biểu trả lời: Chuột sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh gây thiệt hại mùa màng.

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi lên bảng các ý kiến của HS.
  • GV dẫn dắt vào bài: “Rắn bị tiêu diệt quá mức sẽ dẫn đến thức ăn của rắn là chuột mất đi thiên địch, khiến cho số lượng chuột tăng mạnh phá hoại mùa màng gây mất cân bằng trong hệ sinh thái. Vậy làm thế nào để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.
  • Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
  • Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
  • Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
  1. Nội dung: HS hoạt động nhóm đọc SGK, quan sát hình 42.1 – 42.4, thảo luận thực hiện các nhiệm vụ theo trạm:

- Trạm 1. Tìm hiểu cân bằng tự nhiên: Quan sát ví dụ hình 42.1, đọc SGK, HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 Phiếu học tập.

- Trạm 2. Tìm hiểu nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: Quan sát video và hình 42.2 kết hợp với hiểu biết của bản thân, HS thảo luận trả lời câu hỏi 2, 3, 4 Phiếu học tập.

- Trạm 3. Bảo vệ môi trường: Quan sát video hình 42.3 – 42.4, kết hợp với hiểu biết của bản thân, HS thảo luận trả lời các câu hỏi còn lại trong Phiếu học tập.

  1. Sản phẩm: Khái niệm, thành phần của một hệ sinh thái.
  2. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ theo trạm

- Trạm 1. Tìm hiểu cân bằng tự nhiên: Quan sát ví dụ hình 42.1, đọc SGK, HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 Phiếu học tập.

- Trạm 2. Tìm hiểu nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: Quan sát video và hình 42.2 kết hợp với hiểu biết của bản thân, HS thảo luận trả lời câu hỏi 2, 3, 4 Phiếu học tập.

+ Video săn bắt động vật hoang dã: https://www.youtube.com/watch?v=Cs0O0YC8vh0

+ Video nuôi nhốt động vật hoang dã quý hiếm trái phép: https://www.youtube.com/watch?v=65uIOO237do

+ Video thả động vật hoang dã quý hiếm về tự nhiên: https://www.youtube.com/watch?v=Koh8N3WnnPA

- Trạm 3. Bảo vệ môi trường: Quan sát video và hình 42.3 – 42.4, kết hợp với hiểu biết của bản thân, HS thảo luận trả lời các câu hỏi còn lại trong Phiếu học tập.

+ Video tác động của con người qua các thời kì: https://www.youtube.com/watch?v=uw1iRR_K-jM

+ Video kêu gọi bảo vệ môi trường: https://www.youtube.com/watch?v=SuzXHUoFON8

+ Video phong trào bảo vệ môi trường: https://www.youtube.com/watch?v=i75T_4x7D5M

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc sách SGK, quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi theo thứ tự trạm 1 → trạm 3.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

PHIẾU HỌC TẬP (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 1).

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Cân bằng tự nhiên

1. Khái niệm cân bằng tự nhiên

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống.

2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên

- Nguyên nhân:

+ Quá trình tự nhiên: núi lửa, động đất, hạn hán…

+ Hoạt động của con người: tiêu diệt các loài sinh vật, gây ô nhiễm môi trường…

- Để bảo vệ cân bằng tự nhiên, cần bảo vệ và kiểm soát các loài sinh vật, bảo vệ các hệ sinh thái, kiểm soát, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học…

3. Bảo vệ động vật hoang dã

- Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng vì bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo vệ đa dạng sinh học.

II. Bảo vệ môi trường

1. Tác động của con người đối với môi trường

- Qua các thời kì phát triển xã hội, khai thác tài nguyên bất hợp lí là tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.

- Để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, con người cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm sức ép lên môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên…

2. Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

3. Biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.

-Biện pháp: hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hạn chế nạn phá rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng mới, ứng dụng công nghệ mới.

 

PHIẾU HỌC TẬP: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Câu 1. Thế nào là cân bằng tự nhiên? Cho ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên.

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định của quần thể, quần xã, hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống.

- Ví dụ: Trong hệ sinh thái vườn, mùa mưa cỏ phát triển xanh tốt làm số lượng châu chấu tăng. Tuy nhiên, khi số lượng châu chấu quá nhiều, lượng cỏ giảm thì số lượng châu chấu cũng giảm mạnh.

Câu 2. Nêu một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên.

- Xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, sử dụng sản phẩm từ các loài động vật quý hiếm…

Câu 3. Nêu nguyên nhân khiến cân bằng tự nhiên bị phá vỡ. Mất cân bằng tự nhiên dẫn tới hậu quả gì? Con người cần phải làm gì để duy trì cân bằng tự nhiên. 

- Nguyên nhân:

+ Do tác động của tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột…

+ Hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập những sinh vật lạ như rùa tai đỏ… làm phá vỡ nơi cư trú ổn định của các loài.

- Hậu quả: gây ô nhiễm môi trường, gây nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài sinh vật…

- Một số biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ đa dạng sinh học; kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật ngoại lai; giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm…

Câu 4. Vì sao phải bảo vệ động vật hoang dã? Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã.

- Việc bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ đa dạng sinh học. Trong một hệ sinh thái, sự biến mất của một loài, nhất là loài có vai trò trong hệ sinh thái sẽ gây phản ứng dây chuyền ảnh hưởng tới các loài khác → Bảo vệ động vật hoang dã góp phần đảm bảo sự cân bằng tự nhiên.

- Ý nghĩa một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

+ Tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã → giảm thiểu các hành vi gây nguy hiểm đến các loài động vật cần được bảo tồn.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên → cung cấp nơi sống an toàn cho các động vật hoang dã.

Câu 5. Quan sát hình 42.3 và cho biết con người đã tác động đến môi trường qua các thời kì bằng những cách nào.

- Thời kì nguyên thủy: con người săn bắt động vật và hái lượm cây rừng, dùng lửa để sưởi ấm và làm chín thức ăn, đôi khi đốt rừng để săn thú gây mất một phần hệ sinh thái rừng.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: con người đã bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi… dẫn tới việc chặt phá rừng, đốt rừng lấy đất canh tác, chăn nuôi gia súc → nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp → tích lũy thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành hệ sinh thái nông nghiệp mới.

- Thời kì xã hội công nghiệp: nhiều vùng trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn xuất hiện, công nghiệp với sự cơ giới hóa phá hủy nhiều hệ sinh thái tự nhiên thay vào đó là các đô thị, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cũng có nhiều biện pháp cải tạo môi trường được thực hiện, nhiều giống vật nuôi và cây trồng mới được tạo ra.

Câu 6. Việc phá hủy rừng đã gây ra những hậu quả gì cho môi trường tự nhiên?

- Phá hủy rừng gây chết nhiều loài thực vật, làm mất nơi ở của các loài động vật, từ đó làm mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Câu 7. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Khí thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông, rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử…

Câu 8. Hiện tượng cháy rừng đã tác động như thế nào đến môi trường.

- Cháy rừng gây chết nhiều loài động thực vật, gây mất cân bằng sinh thái;

- Thải vào không khí bụi mịn và các chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe con người cũng như các loài động vật;

- Làm tăng khí thải nhà kính góp phần gây biến đổi khí hậu…

Câu 9. Nêu thêm một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động xả khí thải, nước thải từ các nhà máy;

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch;

- Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt, là sạch môi trường không khí…

Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 8 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 8 mới cánh diều bài Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường, giáo án sinh học 8 cánh diều

Soạn mới giáo án sinh học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay