Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nhận biết được số nguyên dương (số dương), số nguyên âm (số âm) và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.
- Nhận biết được tập hợp các số nguyên và thứ tự trong .
- Năng lực riêng:
+ Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm.
+ Biểu diễn được số nguyên không quá lớn trên trục số.
+ So sánh được hai số nguyên cho trước
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
1 - GV: PPT trình chiếu hoặc một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm ( số âm nói chung) và các dụng cụ vẽ hình ( để vẽ trục số).
2 - HS : Đồ dùng học tập; có thể tìm hiểu trước số nguyên âm và số âm nói chung.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
+ Giới thiệu khái quát vị trí, vai trò của chương III.
+ HS nhận biết ban đầu về số âm và số dương và thấy nó xuất hiện trong những hình ảnh, đồ vật, bản tin trong đời sống.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV giới thiệu qua nội dung sẽ học trong chương III: Chương III chúng ta sẽ tìm hiểu trong 14 tiết, trong đó có 5 bài học, và các tiết luyện tập, ôn tập.
+ GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “ Đồng hồ đo nhiệt độ trong phòng”, “Nhiệt kế thủy ngân vàng” và đặt vấn đề: Các em thấy ngoài các số quen thuộc như số tự nhiên 10, 20, 30 là những số dương, còn có các số với dấu “-”đứng trước, đó là các số âm. Vậy số âm có ý nghĩa gì trong đời sống và có quan hệ như thế nào với các số đã học?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp số nguyên, thứ tự và cách so sánh các số nguyên.”
Hoạt động 1: Làm quen với số nguyên âm
+ Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về số nguyên.
+ HS nhận biết số nguyên âm, số nguyên dương, tập hợp các số nguyên; biết cách đọc, viết số nguyên.
+ HS nhận biết ý nghĩa số âm trong một số tình huống thực tế và sử dụng như thế nào trong giao dịch tài chính.
+ HS nhận biết và đọc viết được số nguyên âm, số nguyên dương.
+ HS hoàn thành được phần Luyện tập và Vận dụng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi l như trong HĐ1, HĐ2. ( GV cho HS giơ tay phát biểu tự do) + GV giảng, phân tích đi đến Hộp kết luận ( có thể cho HS đọc Hộp kết luận) và chú ý HS cách viết tập hợp . + GV nêu chú ý liên quan đến số 0 và số dương. + GV yêu cầu HS làm Luyện tập 1. + GV chiếu cấu phần tìm hiểu “ Khi nào người ta dùng số âm” cho cả lớp cùng đọc. Với mỗi trường hợp, giáo viên có thể cho một, hai ví dụ , tương tự 2 ví dụ đã nêu trong sách. + HS tự trả lời hoàn thành phần ?. + GV yêu cầu HS làm Vận dụng 1 ( GV giải thích thêm cho HS về tài khoản cá nhân trong một ngân hàng). - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát SGK và trả lời theo yêu cầu của GV + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tập hợp số nguyên. | 1. Làm quen với số nguyên âm Số nguyên dương, số nguyên âm + Các số tự nhiên ( 0) 1; 2; 3; 4; … còn được gọi là các số nguyên dương. + Các số -1; -2; -3; … gọi là các số nguyên âm. + Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên. = { …; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;…} * Chú ý: 1. Số 0 không là số nguyên dương, cũng không là số nguyên âm. 2. Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. VD: số 6 còn viết là +6.( đọc là: “ dương sáu”). Luyện tập 1: a) VD về ba số nguyên âm và ba số nguyên dương: -9; -3; -55; 12; 34; 99. b)-9 : âm chín -3: âm ba -55: âm năm năm 12: mười hai 34: ba mươi tư 99: chín mươi chín. ?: Câu nói của Nam có nghĩa là Nam đang nợ 10 nghìn đồng. Vận dụng 1: + Ý nghĩa của số +160 000 trong tin nhắn của ông M có nghĩa là: Ông nhận được 160 000 đồng từ một người nào đó chuyển khoản đến. + Ý nghĩa của số âm trong tin nhắn của ông M có nghĩa là: Ông bị trừ 4 000 000 do ông thanh toán hoặc chuyển tiền cho một người nào khác với số tiền 4 000 000 đồng. |
Hoạt động 2: Thứ tự trong tập số nguyên
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác