Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…./…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 10: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM:
LÀM GIÀN HOA TAM GIÁC ĐỂ TRANG TRÍ LỚP HỌC
( 2 TIẾT)
- HS biết cách làm các sản phẩm có dạng hình tam giác để hỗ trợ ôn tập học Toán và trang trí lớp học.
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực tìm trọng tâm tam giác của HS thông qua nhiệm vụ.
- Vận dụng các kiến thức đã học về tam giác để làm ra các sản phẩm đẹp mắt vừa giúp trang trí lớp học vừa hỗ trợ học Toán.
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,..
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm
+ Các tấm bìa thủ công nhiều màu sắc
+ Kéo, bút chì, thước, kim, chỉ, đũa tre.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Củng cố lại kiến thức về tính chất ba đường trung tuyến trong tam giác và cách tìm trọng tâm của tam giác.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Đường trung tuyến của tam giác là gì? Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại công thức tính diện tích và thể tích các hình không gian đã học trong chương và giơ tay trình bày câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay, trả lời các câu hỏi
Kết quả:
- Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng nối một đỉnh của tam giác với trung điểm cạnh đối diện.
- Ba đường trung tuyến của một tam giác cắt nhau tại một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh 1 khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy trọng tâm của tam giác.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, kết nối HS vào bài thực hành: Sau bài học hôm nay chúng ta sẽ biết cách vận dụng tính chất trọng tâm của tam giác để tạo sản phẩm trang trí lớp học.
Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học
- Biết cách cắt, dán,.. làm giàn hoa tam giác và một số đồ vật tương tự để trang trí lớp học:
+ Xác định được trọng tâm của tam giác.
- Biết cách ghi chép một bài thực hành cho hợp lí và khoa học.
- GV hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ
- Các nhóm tiến hành làm giàn hoa tam giác theo hướng dẫn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia HS thành các nhóm (khoảng 3 đến 5 HS).
+ Mỗi nhóm phân công vẽ các loại tam giác khác nhau trên các tấm bìa rồi cắt rời các tam giác đó ra.
+ Vẽ hai trung tuyến để xác định trọng tâm của mỗi tam giác.
+ Dùng kim để đính các sợi chỉ tại trọng tâm các tam giác.
+ Treo từng tam giác lên chiếc đũa tre để tạo thành chùm hoa tam giác.
Lớp trưởng dùng thanh gỗ dài để ghép các sản phẩm của mỗi nhóm thành giàn hoa tam giác của cả lớp.
- GV trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho HS (đọc/nghe/ nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả HS đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của GV.
-------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác