Soạn mới giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương I (4 tiết)

Soạn mới Giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương I (4 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1 (4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS củng cố, rèn luyện kĩ năng:
+ Biểu diễn tập hợp các số hữu tỉ, tìm số đối của số hữu tỉ, so sánh hai số hữu tỉ.
+ Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ.
+ Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng của các số hữu tỉ trong tính toán
+ Vận dụng các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của số hữu tỉ trong tính toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
- Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT,..
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức từ đầu chương tới giờ.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức từ Bài 1 → Bài 4
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu với các nội dung như sau:
+ Nhóm 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
Khái niệm số hữu tỉ.
Thứ tự trong tập hợp số hữu tỉ.
Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
Số đối của một số hữu tỉ.
+ Nhóm 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ HỮU TỈ:
Cộng, trừ hai số hữu tỉ
Tính chất của phép cộng số hữu tỉ
Nhân hai số hữu tỉ
Tính chất của phép nhân số hữu tỉ.
Quy tắc dấu ngoặc.
Chia hai số hữu tỉ
+ Nhóm 3: LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số
Lũy thừa của lũy thừa
+ Nhóm 4: QUY TẮC DẤU NGOẶC VÀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ
Quy tắc dấu ngoặc
Quy tắc chuyển vế
Thứ tự thực hiện các phép tính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- HS củng cố lại toàn bộ kiến thức trong chương thông qua giải một số bài tập.
b) Nội dung:
- HS thực hiện hoàn thành lần lượt các bài tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm học tập:
- HS giải đúng các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS chữa bài tập 1, 3, 5 ( đã giao về nhà từ buổi trước)
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 2, 4 vào vở và lên bảng trình bày.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành các yêu cầu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của GV tự hoàn thành các bài tập vào vở.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện 1-4 HS trình bày bảng. Các HS khác chú ý hoàn thành bài, theo dõi nhận xét bài các bạn trên bảng.
Kết quả:
Bài 1:
a) 2/5+3/5 ∶⁡(-3/2)+1/2
= 2/5+ (-2)/5+ 1/2
= 0+ 1/2
= 1/2 b) 2 1/3+ (-1/3)^2-3/2
= 7/3+ 1/9-3/2
= 21/9+ 1/9-3/2
= 22/9 " "-3/2
= 44/18 " "-27/18
= 17/18
c) (7/8-0,25) ∶⁡ (5/6-0,75)^2
= (7/8-1/4 ) ∶⁡ (5/6-3/4 )^2
= (7/8-2/8 ) ∶⁡ (10/12-9/12 )^2
= 5/8 ∶⁡ 1/144
= 90 d) (-0,75)-[(-2)+ 3/2] ∶⁡1,5+((-5)/4)
= (-3)/4 -[ (-4)/2 + 3/2] ∶⁡ 3/2 +((-5)/4)
= (-3)/4 -[ (-4)/2 + 3/2] ∶⁡ 3/2 +((-5)/4)
= (-3)/4+1/3 +((-5)/4)
= (-9)/12+" " 4/12 -15/12
= (-20)/12= (-5)/3
Bài 3.
a) (5^16.27^7)/(125^5.9^11 ) = (5^16.(3^3 )^7)/((5^3 )^5.(3^2 )^11 ) = (5^16.3^21)/(5^15.3^22 ) = 5/3
b) (-0,2)^2.5-(2^13.27^3)/(4^6.9^5 ) = (1/5 )^2.5-(2^13.(3^3 )^3)/((2^2 )^6.(3^2 )^5 ) =1/5-(2^13.3^9)/(2^12.3^10 ) = 1/5-2/3 = 1/5-2/3 =-7/15
c) (5^6+2^2.25^3+2^3.125^2)/(26.5^6 ) = (5^6+2^2.(5^2 )^3+2^3.(5^3 )^2)/(26.5^6 ) = (5^6+2^2.5^6+2^3.5^6)/(26.5^6 )= (5^6.(1+2^2+2^3))/(26.5^6 ) = 13/26 = 1/2
Bài 5.
a) -3/5.x=12/25
x=12/25 ∶⁡(-3/5)
x=(-4)/5 b) 3/5.x-3/4=-1 1/2
3/5.x=-3/2+3/4
3/5.x=-3/4
x=-3/4 ∶⁡〖3/5〗
x=-5/4
c)2/5+3/5 ∶⁡x=0,5
3/5 ∶⁡x=1/2-2/5
3/5 ∶⁡x=1/10
x=3/5 ∶⁡〖1/10〗
x=6 d) 3/4-(x-1/2)=1 2/3
x-1/2=3/4-5/3
x-1/2=-11/12
x=-11/12+1/2
x=-5/12
e) 2 2/15 ∶⁡(1/3-5x)=-2 2/5
(1/3-5x)=32/15 ∶⁡(-12/5)
(1/3-5x)=-8/9
5x=1/3-(-8/9)
5x=11/9
x=11/45 f) x^2+1/9=5/3 ∶⁡3
x^2+1/9=5/3 ∶⁡3
x^2+1/9=5/9
x^2=5/9-1/9
x^2=4/9
x=-2/3 hoặc x=2/3
Bài 2.
a) 5/23+7/17+0,25-5/23+10/17
= 5/23+7/17+1/4-5/23+10/17
= 5/23 -5/23+ 7/17 +10/17 +1/4
= 0 + 1 + 1/4
= 5/4 b) 3/7.2 2/3-3/7.1 1/2
= 3/7.[8/3-3/2]
= 3/7. 7/6
= 1/2

c) 13 1/4 ∶⁡((-4)/7)-17 1/4 ∶⁡((-4)/7 )
= (13 1/4- 17 1/4):⁡((-4)/7)
= -4∶⁡ ((-4)/7) = 7
d) 100/123 ∶⁡(3/4+7/12)+23/123 ∶⁡(9/5-7/15)
= 100/123 ∶⁡〖4/3〗+23/123 ∶⁡〖4/3〗
= (100/123+23/123).3/4
=3/4
Bài 4.
a) A=[(-0,5)-3/5 ] ∶⁡(-3)+1/3-(-1/6 ) ∶⁡(-2)
= [-1/2- 3/5] ∶⁡ (-3)+ 1/3-1/12
=" " [-5/10- 6/10] ∶⁡ (-3)+ 1/3-1/12
= [-11/10 ∶⁡ (-3) + 1/3-1/12]
=37/60
b) B=(2/25-0,036) ∶⁡〖11/50〗-[(3 1/4-2 4/9 )].9/29
B=(20/250-9/250).50/11-[(13/4-22/9 )].9/29
B=11/250 .50/11-[(117/36-88/36)].9/29
B=1/5 -29/36.9/29
B=1/5 -29/36.9/29
B=1/5 - 1/4
B=4/20 - 5/20
B=-1/20
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn ra hoàn thành bài nhanh và đúng.
- GV nhận xét, đánh giá quá trình luyện tập của HS, lưu ý lỗi HS hay mắc phải khi thực hiện tính toán số hữu tỉ để HS thực hiện bài tập và tính toán chính xác nhất.

-----------------------Còn tiếp----------------------

Soạn mới giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo bài Bài tập cuối chương I (4 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án thể dục 7 chân trời mới, soạn giáo án thể dục 7 mới chân trời bài Bài tập cuối chương I (4 tiết), giáo án soạn mới toán 7 chân trời

Soạn mới giáo án toán 7 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay