Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 8: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC (2 tiết)
- Nhận biết được các đường cao của tam giác
- Nhận biết được sự đồng quy của ba đường cao tại trực tâm của tam giác.
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học: vẽ được đường cao của các loại tam giác khác nhau; nhận biết được sự đồng quy của ba đường cao tại trực tâm của tam giác.
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS trải nghiệm đo đạc và quan sát để thảo luận về ý nghĩa của ba đường cao của một tam giác.
- Tạo động cơ, hứng thú vào bài mới
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tính khoảng cahcs từ mỗi điểnh đến cạnh đối diện của một tam giác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, thảo luận dự đoán câu trả lời và thực hành trải nghiệm đo đạc để kiểm chứng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời một vài HS phát biểu, trình bày miệng đáp án và cách làm của mình
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá từ đâu trả lời của HS dẫn dắt, kết nối vào bài mới.
Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác
Hoạt động 1: Đường cao của tam giác
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm vẽ đường cao của các loại tam giác khác nhau.
- Thực hành vẽ ba đường cao của một tam giác để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành HĐKP1 vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài. - GV nhận xét bài làm của HS, rút ra kết luận về đường cao của tam giác - GV lấy ví dụ trực quan cho HS về đường cao của tam giác (hình 1) - GV chú ý với HS về số lượng các đường cao của tam giác. - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học vào vẽ cao của các loại tam giác khác nhau thông qua việc hoàn thành Vận dụng 1 vào vở à GV nhận xét bài làm của HS, sửa chung trước lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân hoàn thành HĐKP1: - GV bao quát, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng/ trình bày bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức của HS, nhắc nhở HS hoàn thành vở đầy đủ, tổng kết, chốt lại kiến thức về đường cao của tam giác. | 1. Đường cao của tam giác HĐKP1: Kết luận: Đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh của một tamm giác đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó. Ví dụ 1: SGK – tr 77 Chú ý: Mỗi tam giác có ba đường cao. Thực hành 1: Vận dụng 1: a) Đường cao từ đỉnh B của tam giác ABC là BA (vì BA AC). b)
|
--------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác