Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 25: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giới thiệu cho HS bảng ghi một số nội dung trong hóa đơn tiền điện giá trị gia tăng của Công ty Điện lực.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Em hãy cho biết ý nghĩa của các số liệu trong bảng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát chú ý lắng nghe và nêu ý nghĩa của các số liệu ghi trong bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để tìm hiểu kĩ hơn về về năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 25: Nguồn điện.
Hoạt động 1. Tìm hiểu năng lượng điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và nhắc lại công thức tính công của lực hiện làm dịch chuyển một điện tích q giữa hai đầu đoạn mạch được đặt vào một hiệu điện thế U và công thức tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó trong thời gian t. - GV tổ chức để HS xây dựng khái niệm năng lượng tiêu thụ điện, công thức tính năng lượng điện, công thức tính năng lượng tiêu thụ điện. - GV chiếu hình ảnh một số thiết bị dùng điện (hình 25.1) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành nội dung Câu hỏi (SGK – tr107) 1. Năng lượng điện tiêu thụ trong dụng cụ, thiết bị dùng điện ở Hình 25.1 chủ yếu được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? 2. Hãy chứng minh rằng nếu đoạn mạch chỉ có điện trở R (đoạn mạch thuần điện trở) thì nhiệt lượng đoạn mạch tỏa ra khi có dòng điện chạy qua được tính bằng công thức: - GV nêu các đơn vị để đo năng lượng điện tiêu thụ. - GV hướng dẫn HS hoàn thành nội dung Câu hỏi (SGK – tr107) Hãy chứng minh rằng 1 kW.h = 3,6.103 kJ. - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Em có biết (SGK – tr107). - Sau khi HS trình bày công thức, GV kết luận về nội dung năng lượng điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - Công của lực điện trong trường hợp này: A = qU. - Nếu t là thời gian dòng điện chạy trong mạch thì cường độ dòng điện là , công của lực điện là: A = UIt - Năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch bằng công của lực điện thực hiện khi di chuyển các điện tích: W = A = UIt Đơn vị của năng lượng điện tiêu thụ là jun (J). - Dòng điện chạy trong đoạn mạch gây ra các tác dụng khác nhau và khi đó có sự chuyển hóa năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch thành các dạng năng lượng khác. *Trả lời câu hỏi (SGK – tr107) 1. Điện năng trong động cơ của xe đạp điện chuyển hóa thành cơ năng nhiều nhất; điện năng khi sử dụng ấm siêu tốc chuyển hóa thành nhiệt năng nhiều nhất; điện năng khi sử dụng bóng đèn dây tóc chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng. 2. Theo định luật Joule-Lenz, nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn: Q = RI2t. Điện năng tiêu thụ của dụng cụ tỏa nhiệt là: A = Q <=> *Trả lời câu hỏi (SGK – tr107) 1 kW.h = 1000 W. 3 600 s = 3600 kJ. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu công suất điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nhắc lại công thức tính công suất cơ học. - GV hướng dẫn HS liên hệ với công thức tính năng lượng điện tiêu thụ để hình thành công thức tính công suất điện tiêu thụ. - GV chiếu bảng công suất của một số thiết bi dùng điện (bảng 25.1) cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung Em có biết (SGK – tr108). - GV tổng kết về nội dung công suất điện. - Để HS có thể vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi và làm bài tập nội dung Hoạt động (SGK – tr108) 1. Trên hóa đơn GTGT (tiền điện) ở đầu bài học, tiền điện được tính lũy tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá 1 kW.h điện càng tăng). Theo em, cách tính này nhằm những mục đích gì? Tại sao? 2. Cho các thông tin về bóng đèn sợi đốt và bóng đèn LED có cùng cường độ sáng như sau: Giả sử trung bình mỗi bóng đèn sử dụng 5 h/ngày, em hãy tính tiền điện phải trả cho từng bóng đèn mỗi tháng và trong 30 000 h, từ đó lập luận để so sánh về hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai loại bóng đèn trên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | II. CÔNG SUẤT ĐIỆN - Công suất tiêu thụ năng lượng điện (gọi tắt là công suất điện) của một đoạn mạch là năng lượng điện mà mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian: Đơn vị của công suất điện là oát, kí hiệu là W. *Trả lời Hoạt động (SGK – tr108) 1. Ý nghĩa của việc tính tiền điện lũy tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá của 1 kWh càng tăng). Cách tính này nhằm mục đích: Thứ nhất để mỗi cá nhân hoặc đơn vị sử dụng điện cần tiết kiệm điện năng; thứ hai, nếu đơn vị sản xuất sử dụng nhiều điện năng cũng có nghĩa là hàng hoá hoặc sản phẩm kinh tế họ tạo ra cũng tăng theo điện năng sử dụng nên cách tính tiền điện luỹ tiến như vậy là hợp lí. 2. (Đính kèm phía dưới Hoạt động)
| ||||||||||||||||||||
Trả lời Hoạt động 2.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác