Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: THỰC HÀNH: ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA PIN ĐIỆN HÓA
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra ví dụ thực tiễn: Sau một thời gian sử dụng thì suất điện động của pin điện hóa giảm và điện trở trong của pin tăng, đến một mức nào đó sẽ cần thay pin mới.
- GV gọi một số HS nhắc lại công thức xác định mối liên hệ giữa suất điện động và điện trở trong của nguồn.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Làm thế nào đo được suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa bằng dụng cụ thí nghiệm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 26: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa.
Hoạt động 1. Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Hãy cho biết các dụng cụ thí nghiệm đo được hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch. + Đối với pin điện hóa, thường có hiệu điện thế và tạo ra dòng điện có cường độ nhỏ thì nên chọn dụng cụ đo nào để thu được số liệu chính xác hơn? - Sau khi HS trả lời, GV chiếu hình ảnh và giới thiệu bộ thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa (hình 26.1) cho HS quan sát. - GV giới thiệu đồng đồ đo điện đa năng hiện số, chức năng, cách mắc để đi các đại lượng tương ứng. - GV hướng dẫn HS đo thử điện trở của dây dẫn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm. - Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM + Hai pin điện hóa loại 1,5 V (1). + Một biến trở 100 Ω (2). + Hai đồng hồ đo điện đa năng hiện số (3). + Dây nối (4). + Công tắc điện K (5). + Điện trở bảo vệ R0 (6). + Bảng lắp mạch điện (7).
|
Hoạt động 2. Thiết kế phương án đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành nội dung Hoạt động (SGK – tr111): Hãy thực hiện các yêu cầu sau: a) Có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo trực tiếp suất điện động của nguồn điện và điện trở trong của nguồn không? Tại sao? b) Để xác định suất điện động và điện trở trong của pin, cần đo các đại lượng nào? c) Thiết kế phương án thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa. - GV hướng dẫn HS thiết kế phương án thí nghiệm phù hợp. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận về phương án đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa, yêu cầu HS ghi bài vào vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, nhận xét phương án thí nghiệm. - Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | II. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN THÍ NGHIỆM *Trả lời Hoạt động (SGK – tr111) a) Có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo trực tiếp suất điện động của nguồn điện vì giá trị suất điện động của nguồn điện bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở. Không thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo trực tiếp điện trở trong của nguồn vì đồng hồ đo điện đa năng sử dụng một nguồn điện cho dòng điện qua mạch và đo dòng điện để xác định điện trở. b) Để xác định suất điện động và điện trở trong của pin cần: Dựa trên công thức: , bố trí mạch điện đi I và ξ, từ đó xác định r. c) Thiết kế thí nghiệm đo U, I, vẽ đồ thị xác định U0 khi I = 0, giá trị ξ = U0. Chọn 2 điểm M, N trên đồ thị, xác định r theo hướng dẫn của SGK. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác