Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra bài cũ, yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức về dao động điều hòa, mô tả dao động điều hòa và vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Khi biết phương trình hoặc đồ thị của vật dao động điều hòa, làm thế nào để xác định được vận tốc và gia tốc của vật?
- Với câu hỏi này, HS sẽ liên hệ giữa các phương trình li độ, vận tốc, gia tốc để trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa.
Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr17) 1. Nếu đề bài cho phương trình dao động không đúng dạng cơ bản thì ta xác định pha ban đầu như thế nào? 2. Có thể sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để xác định pha ban đầu, thời gian để vật đi từ điểm này đến điểm khác trong dao động điều hòa được không? - Sau khi HS phát biểu, GV phát phiếu học tập có in đề bài các câu hỏi ví dụ và yêu cầu HS không phụ thuộc vào lời giải trong SGK, chú ý nghe GV hướng dẫn. Ví dụ 1 (SGK – tr17): Cho phương trình của một vật dao động điều hòa: (cm) Xác định biên độ A, tần số f, pha ban đầu và li độ x1 tại thời điểm t1 = 0,05s.
Ví dụ 2 (SGK – tr18): Một vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Tại thời điểm ban đầu, vật có li độ x = 5 cm và vận tốc v = -30 cm/s. Xác định: a) Biên độ và pha ban đầu của dao động. b) Giá trị cực đại của vận tốc và gia tốc của vật khi dao động. (GV có thể sử dụng các hình vẽ đã chuẩn bị để phân tích và diễn tả các hiện tượng làm tăng tính trực quan của bài toán).
Ví dụ 3 (SGK – tr18): Một vật dao động điều hòa với tần số góc rad/s, có đồ thị của li độ x, vận tốc v và gia tốc a theo thời gian t được mô tả trên Hình 4.1. Hãy chỉ đúng đồ thị của li độ (x – t), vận tốc (v – t), gia tốc (a – t) theo thời gian t trên Hình 4.1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận tài liệu từ GV, đọc đề bài và chăm chú nghe giảng. - HS ghi chép ý chính vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nhắc lại và nhận xét về cách trình bày. - GV tóm tắt lại các bước làm Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. | I. BÀI TẬP VÍ DỤ *Câu hỏi (SGK – tr17) 1. Ta phải đưa về phương trình có đúng dạng sau đó xác định pha ban đầu. 2. Hoàn toàn có thể sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để xác định pha ban đầu, thời gian để vật đi từ điểm này đến điểm khác trong dao động điều hòa. - GV trình bày cách giải các câu hỏi ví dụ: *Ví dụ 1 (SGK – tr17) So sánh phương trình dao động của vật với phương trình dạng cơ bản Ta có: - Biên độ A = 5cm - Tần số Hz - Pha ban đầu (rad) - Li độ lúc t1: cm. Ví dụ 2 (SGK – tr18) a) Tần số góc của dao động: (rad/s). - Khi t = 0 ta có:
- Biên độ và pha ban đầu của dao động: (cm) rad. b) Vận tốc cực đại của vật: cm/s. Gia tốc cực đại của vật: cm/s2 = 8,75 m/s2. Ví dụ 3 (SGK – tr18) Ta đã biết: - Vận tốc v sớm pha so với li độ và trễ pha so với gia tốc. - Gia tốc a ngược pha so với li độ và sớm pha so với vận tốc. Do đó, trên Hình 4.1 đường 2 là đồ thị li độ x(t), đường 1 là đồ thị vận tốc v(t), đường 3 là đồ thị gia tốc a(t). |
-------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác