Soạn mới giáo án Vật lí 11 KNTT bài 8: Mô tả sóng

Soạn mới Giáo án vật lí 11 KNTT bài Mô tả sóng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG II: SÓNG

BÀI 8: MÔ TẢ SÓNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.
  • Rút ra được biểu thức từ định nghĩa của tốc độ, tần số và bước sóng.
  • Vận dụng được biểu thức .
  • Tiến hành thí nghiệm hoặc qua hình ảnh, video clip,…, thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được sóng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến mô tả sóng, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nhận biết được các đại lượng đặc trưng của sóng: bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ, cường độ sóng.
  • Nêu được biểu thức và vận dụng được biểu thức.
  • Phân tích được mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.
  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất

-         Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh thí nghiệm tạo sóng mặt nước, đồ thị u – x của một sóng hình sin,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua việc tái hiện lại một số loại sóng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và đặt vấn đề về sự hình thành sóng để nêu vấn đề vào bài học cho HS.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ/video về sóng trên mặt biển, thảo luận, mô tả về sự lan truyền của sóng.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về quá trình truyền sóng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh sóng trên mặt biển cho HS quan sát.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp hay nghe đến nhiều loại sóng như: sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến, sóng địa chấn,…

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy sóng được hình thành như thế nào và có những đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 8: Mô tả sóng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm tạo sóng trên mặt nước và hình thành khái niệm sóng cơ

  1. Mục tiêu: Dựa vào thí nghiệm tạo ra sóng trên mặt nước để HS quan sát, phân tích và hình thành được khái niệm sóng cơ.
  2. Nội dung: GV tổ chức làm thí nghiệm cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS hình thành khái niệm sóng cơ.
  3. Sản phẩm: HS hình thành khái niệm sóng cơ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức làm thí nghiệm tạo sóng mặt nước cho HS quan sát được qua thành kênh thẳng đứng.

+ Dụng cụ: 

+ Các bước tiến hành:

Bước 1: Đặt miếng xốp nhỏ C trên mặt nước. Quay đĩa D làm cho vật tạo sóng O dao động lên xuống, ta thấy mặt nước tại O bị biến dạng thành những gợn sóng lan truyền đi xa. Khi gợn sóng lan truyền đến C thì miếng xốp dao động lên xuống.

Bước 2: Quan sát chuyển động của miếng xốp.

- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoạt động (SGK – tr32): Hãy quan sát chuyển động của miếng xốp trong thí nghiệm Hình 8.1 và cho biết miếng xốp có chuyển động ra xa nguồn cùng với sóng không?

+ Mặt cắt của nước có hình dạng như thế nào?

+ Miếng xốp C và những biến dạng của mặt nước dao động như thế nào?

+ Nguồn sóng là gì? Môi trường truyền sóng là gì? Phương truyền sóng là gì?

- Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về thí nghiệm tạo sóng mặt nước, yêu cầu HS ghi bài vào vở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. THÍ NGHIỆM TẠO SÓNG MẶT NƯỚC

*Trả lời Hoạt động (SGK – tr33):

Trong thí nghiệm Hình 8.1 SGK, miếng xốp không chuyển động ra xa nguồn mà chỉ dao động trong một phạm vi không gian rất hẹp.

 

*Kết luận

- Mặt cắt của nước có dạng hình sin.

- Miếng xốp C dao động lên xuống tại chỗ, còn những biến dạng của mặt nước lan truyền đi từ nguồn sóng O ra xa cho ta hình ảnh về sóng có trên mặt nước.

- O là nguồn sóng, nước là môi trường truyền sóng, đường thẳng OC là phương truyền sóng.

Hoạt động 2. Giải thích sự tạo thành sóng. Mối liên hệ giữa sóng và dao động

  1. Mục tiêu:

- Căn cứ vào kết quả quan sát sự tạo thành sóng thu được từ thí nghiệm để giải thích sự tạo thành sóng, kết hợp với việc quan sát đồng thời dao động của miếng xốp suy ra mối liên hệ giữa sóng và dao động.

- Từ sự lệch pha của các phần tử môi trường trên phương truyền sóng để tìm hiểu các đặc điểm của sóng.

  1. Nội dung: GV giải thích sự tạo thành sóng cơ và mối liên hệ giữa sóng và dao động với HS như trình bày trong SGK.
  2. Sản phẩm học tập: HS hình thành được kiến thức sự tạo thành sóng cơ và mối liên hệ giữa sóng và dao động.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong thí nghiệm Hình 8.1, ta thấy phần từ nước sát nguồn O dao động theo phương thẳng đứng, tại sao phần tử nước ở điểm M lân cận điểm O dao động theo?

+ Nêu nguyên nhân tạo nên sóng truyền trong một môi trường.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về giải thích sự tạo thành sóng cơ và mối liên hệ giữa sóng và dao động.

- GV chiếu hình ảnh mô tả quá trình truyền sóng trên mặt nước (hình 8.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8.2, nghiên cứu SGK tìm hiểu về độ lệch pha và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr33)

Trong đồ thị của sóng hình 8.2d,  những điểm nào trong các điểm M, N, P trên phương Ox dao động lệch pha , ngược pha, đồng pha với nhau?

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận về sự lệch pha của các phần tử môi trường trên phương truyền sóng, yêu cầu HS ghi bài vào vở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG

- Có hai nguyên nhân tạo nên sóng truyền trong một môi trường. Đó là nguồn dao động từ bên ngoài tác dụng lên môi trường và có lực liên kết giữa các phần tử môi trường.

- Sóng cơ là những biến dạng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi.

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr33)

- Các phần tử nước dao động lệch pha  là: M và N, N và P.

- Các phần tử nước dao động ngược pha là: O và N, M và P.

- Trong các điểm O. M, N, P không có điểm nào dao động đồng pha.

 

Soạn mới giáo án Vật lí 11 KNTT bài 8: Mô tả sóng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án vật lí 11 kết nối mới, soạn giáo án vật lí 11 kết nối bài Mô tả sóng, giáo án vật lí 11 kết nối

Soạn giáo án vật lí 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay