Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 chân trời bài 12: Bổn phận của trẻ em

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 12: Bổn phận của trẻ em . Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 12. BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

KHỞI ĐỘNG 

Nghe bài hát Mẹ ơi có biết (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung) và trả lời câu hỏi 

Câu hỏi: 

Bạn nhỏ trong bài hát đã hứa với mẹ thực hiện những điều gì? 

Trả lời:

Sau khi nghe bài hát “Mẹ ơi có biết”, em nhận thấy bạn nhỏ trong bài hát đã hứa với mẹ rằng sẽ chăm ngoan, cố gắng học hành để mẹ được vui.

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI 

Câu 1: Quan sát tranh và nêu bổn phận của trẻ em 

Bức tranh 1: Mẹ nghỉ ngơi cho khỏe để con làm ạ. 

Bức tranh 2: Chúng em chào thầy ạ! 

Bức tranh 3: Để cháu giúp bà qua đường ạ! 

Bức tranh 4: Đây là cảnh đẹp của quê hương mình. 

Câu hỏi: Kể thêm một số bổn phận khác của trẻ em 

Trả lời:

Bức tranh 1: Bạn nữ biết quan tâm chăm sóc mẹ, giúp đỡ mẹ làm việc. 

Bức tranh 2: Các bạn học sinh biết kính trọng, lễ phép, chào hỏi khi gặp thầy giáo.

Bức tranh 3: Bạn học sinh quan tâm, giúp đỡ người lớn tuổi đi qua đường.

Bức tranh 4: Bạn nữ tự hào giới thiệu phong cảnh quê hương mình cho các bạn học sinh nước ngoài.

Một số bổn phận khác của trẻ em mà em biết là:

  • Bổn phận của trẻ em đối với gia đình: Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

  • Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác: Học tập chăm chỉ, tuân thủ nội quy và quy chế của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. Tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo; đoàn kết, hợp tác với bạn bè; tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo khả năng và sở thích của mình.

  • Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước: Yêu quý quê hương đất nước; tự hào về lịch sử dựng nước và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng các anh hùng liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ yêu thương thiếu niên nhi đồng; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Có ý thức bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh xã hội.

  • … 

Câu 2 : Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

CHIẾC ĐỒNG HỒ BỊ ĐÁNH CẤP

Sáng nay, Tin cùng bố chạy bộ đến công viên gần nhà để tập thể dục. Khi ngang qua cửa hàng đồng hồ, Tin nhìn thấy một người đàn ông đứng lấp ló trước cửa. Tin dừng lại và nghĩ: "Chú ấy làm gì thể nhỉ?”.

Lúc chủ cửa hàng không để ý, người đàn ông lạ mắt lên vào, lấy một chiếc đồng hồ rối nhanh chóng bỏ đi. Tin liền chỉ tay về phía người đàn ông và nói với bố: "Bố ơi, chú kia ăn cắp đồng hồ!". Bố vội báo cho chủ cửa hàng biết và lập tức đuối theo, cùng người dân bắt giữ người đàn ông này giao cho công an khu vực.

Chủ cửa hàng đã cảm ơn bố con Tin và cho biết:

- Chiếc đồng hồ này là kỉ vật của một vị khách gửi sửa. Thật may hai bố con cháu đã phát hiện và giúp đỡ.

Mấy hôm sau, công an địa phương gửi thư khen ngợi Tin đã mạnh dạn tố giác hành vi vi phạm pháp luật. Tin được nhà trường tuyên dương về tấm gương "Người tốt, việc tốt" trong buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tháng.

Câu hỏi: 

- Tin đã thực hiện bổn phận nào của trẻ em?

- Theo em, vì sao cần phải thực hiện bổn phận của mình? 

Trả lời:

- Tin sau khi nhìn thấy có người lẻn vào cửa hàng lấy một chiếc đồng hồ thì đã báo cho bố để bố cùng mọi người bắt giữ người đàn ông này giao cho công an khu vực, việc làm này của tin thể hiện bổn phận của trẻ em là: phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

- Theo em, trẻ em chúng ta phải thực hiện bổn phận của mình vì để bảo đảm lợi ích tốt nhất của bản thân trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Đồng thời, thực hiện bổn phận cũng là cách để trẻ em phát triển bản thân và góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Câu 3: Quan sát và cho biết các bạn trong tranh thực hiện bổn phận của trẻ em như thế nào? 

Bức tranh 1: Chị chia sẻ để em biết về bổn phận của trẻ em nhé! 

Bức tranh 2: Mình sẽ luôn tích cực học tập và rèn luyện 

Bức tranh 3: Bạn không được vẽ lên bàn! 

Bức tranh 4: Bạn ở đây trông bà, mình sẽ đi tìm người lớn giúp

Trả lời:

Bức tranh 1: Chị gái trong tranh đã thực hiện bổn phận của mình bằng cách thương yêu, giáo dục kiến thức cho em nhỏ.

Bức tranh 2: Bạn nam thực hiện tốt bổn phận của mình bằng cách chăm chỉ học tập, tích cực thảo luận bài và rèn luyện thân thể.

Bức tranh 3: Bạn nữ đã thực hiện bổn phận của trẻ em bằng việc biết giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, ngăn chặn những hành vi làm hư hại của công.

Bức tranh 4: Các em nhỏ thực hiện bổn phận của trẻ em bằng việc biết giúp đỡ, chăm sóc người già yếu.

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau:

  • Trẻ em không được hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. 
  • Trẻ em không cần giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường vì đó không phải là bổn phận của mình. 
  • Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác. 
  • Trẻ em không được tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình. 
  • Thực hiện bổn phận trẻ em thể hiện lòng tự trọng và trách nhiệm của bản thân. 
  • Người lớn phải tạo điều kiện tối đa để trẻ em thực hiện bổn phận của mình. 

Trả lời:

  1. Ý kiến này đúng vì trẻ em có bổn phận không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

  2. Ý kiến này không đúng vì trẻ em có bổn phận bảo vệ môi trường sống, không tham gia các hoạt động xấu, vi phạm pháp luật.

  3. Ý kiến này đúng vì bất cứ ai cũng đều có quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm của mình vì thế trẻ em đều cần phải tôn trọng quyền, danh dự nhân phẩm của người khác.

  4. Ý kiến này đúng vì trẻ em có bỏn phận chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

  5. Ý kiến này đúng vì mỗi người đều có bổn phận riêng, thực hiện tốt bổn phận của mình sẽ thể hiện lòng tự trọng và có trách nhiệm. 

  6. Ý kiến này đúng vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, người lớn cần tạo điều kiện tối đa để trẻ em có một môi trường thực hiện bổn phận của mình tốt nhất.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?

  • Giúp đỡ người thân trong gia đình bằng những việc làm vừa sức. 
  • Xem một số trò chơi bạo lực để giải trí. 
  • Phát huy phong tục, tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương. 
  • Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe. 

Trả lời:

  1. Em đồng tình vì trẻ em có bổn phận phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

  2. Em không đồng tình vì khi xem những trò chơi bạo lực sẽ hình thành những tác động xấu đến trẻ em, chúng ta cần phải hạn chế những trường hợp như trên. 

  3. Em đồng tình vì trẻ em có bổn phận yêu quý quê hương đất nước, tự hào về lịch sử dựng nước và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương mình.

  4. Em đồng tình vì trẻ em có bổn phận giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, điều này sẽ giúp trẻ em có một sức khỏe khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện tốt nhất.

Câu 3: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Na cùng gia đình có một buổi cắm trại ở bờ biển. Sau khi tắm biển và ăn uống, Na nhìn thấy có nhiều rác gần đó. Na nghĩ: "Rác này không phái của gia đình mình. Mình có nên dọn không nhỉ?”.

Câu hỏi:  Nếu là Na, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Cuối tuần, trong khi Bin đang say sưa chơi điện tử thi mẹ Bin cần đi siêu thị nên giao Bin trông em.

Câu hỏi:  Nếu là Bin, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ nghĩ về bổn phận của trẻ em là cần phải tham gia các hoạt động có ích cho bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường sống, vì thế em sẽ chủ động ra nhặt và kêu gọi mọi người trong gia đình và những người xung quanh cùng nhau nhặt rác.

Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ nghĩ về bổn phận của trẻ em là biết phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình nhữung công việc phù hợp với độ tuổi, từ đó em sẽ không chơi điện tử nữa và giúp mẹ trông em. 

VẬN DỤNG 

Câu 1: Chia sẻ với các bạn về việc em đã thực hiện bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

Những việc mà em đã thực hiện bổn phận của trẻ em là: chăm chỉ học tập, chơi thể thao, hiếu thảo với ba mẹ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, bảo vệ môi trường,...

Câu 2: Nhắc nhớ các bạn cùng xóm/thu phố thực hiện bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

Em sẽ nhắc nhở các bạn cùng xóm/khu phổ thực hiện bổn phận của trẻ em bằng khẩu hiệu: “Hãy cùng thực hiện khẩu hiệu "Toàn dân chăm sóc và bảo vệ trẻ em"”

Câu 3: Viết và trang trí một khẩu hiệu tuyên truyền về việc thực hiện bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

Khẩu hiệu tuyên truyền về việc thực hiện bổn phận của trẻ em mà em sẽ trang trí là: “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa đạo đức 4 chân trời , giải sách đạo đức 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

CHỦ ĐỀ: THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com