Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 chân trời bài 3: Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 3: Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 3. EM CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

KHỞI ĐỘNG 

Câu hỏi: 

Tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật và trả lời câu hỏi: 

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có bạn giúp em vượt chướng ngại vật? 

Trả lời:

Nếu không có bạn giúp em vượt chướng ngại vật thì em sẽ ngã và va vào các chướng ngại vật.

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI 

Câu 1: Quan sát tranh và nêu biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. 

  • Bạn có chuyện gì khó khăn cứ chia sẻ với mình ! 
  • Con muốn tặng số sách này cho các em ở mái ấm tình thương. 
  • Gậy của ông đây ạ. Để cháu đỡ ông ạ. 
  • Mình đưa bạn về lớp nhé! 
  • Em có sao không? Anh ơi, chân em đau quá!

Kể thêm một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. 

Trả lời:

Theo em, biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:

  • Bức tranh 1: thầy cô tặng quà ngày tết cho các bạn gặp khó khăn.
  • Bức tranh 2: các bạn nữ tâm sự, động viên nhau khi đang gặp khó khăn. 
  • Bức tranh 3: em học sinh đã biết quyên góp sách vở cho các bạn ở mái ấm tình thương.
  • Bức tranh 4: các bạn nhỏ biết đỡ người lớn tuổi dậy khi bị ngã. 
  • Bức tranh 5: bạn nam nhiệt tình đẩy xe lăn giúp bạn khi bạn vào lớp. 
  • Bức tranh 6: bạn nam hỏi han, giúp đỡ khi em gái bị ngã. 

Một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn mà em biết là:

  • Dọn dẹp và làm những việc nhỏ trong nhà để giúp đỡ bố mẹ.

  • Quyên góp quần áo, sách vở không dùng đến cho những người gặp khó khăn.

  • Thăm nom, tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

  • An ủi, khích lệ họ, tạo động lực vượt qua khó khăn.

Câu 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi 

- Mẹ Na đã làm gì để giúp đỡ người bệnh?

- Theo em, vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?

Trả lời:

- Mẹ Na đã làm những việc để giúp đỡ người bệnh như: chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cách li điều trị ở bệnh viện. 

- Theo em, chúng ta phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn vì:

  • Sự đồng cảm và sẻ chia giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống của họ.

  • Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn…

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau:

  • Chỉ cần tham gia các hoạt động, giúp đỡ người gặp khó khăn do trường tổ chức. 
  • Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là việc ai cũng nên làm. 
  • Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn để được khen thưởng. 
  • Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 

Trả lời:

  • Em không đồng tình vì chúng ta nên tích cực tham gia vào các hoạt động giúp đỡ người gặp khó khăn không chỉ do trường tổ chức mà còn do địa phương bởi những hoạt động đó cũng góp phần giúp đỡ họ.
  • Em đồng tình vì chúng ta nên cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn bất cứ lúc nào chúng ta có khả năng.
  • Em không đồng tình vì chúng ta cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn để giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống không phải để được mọi người khen thưởng.
  • Em đồng tình vì khi những người khó khăn có một cuộc sống tích cực hơn, cuộc sống của họ dễ dàng hơn đồng nghĩa với việc xã hội ngày một phát triển hơn.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?

Hình 4

 

Hình 5

Trả lời:

- Em đồng tình với tranh (1), (2), (3), (5), (6) vì: Chúng ta nên cảm thông và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những lời nói và hành động tử tế. Người nhỏ làm việc nhỏ, chúng ta góp sức từ những điều nhỏ nhặt nhất. Có như vậy mới có thể giúp họ vượt qua khó khăn, xã hội mới trở nên văn minh và phát triển.

- Em không đồng tình với tranh (3) vì: Bạn nhỏ không biết cảm thông và giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai gây ra.

Câu 3: Xử lí tình huống 

Tình huống 1: Trong thư viện, Bin và Tin ngồi đọc báo Nhỉ đồng. Sau khi đọc được thông tin về một em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu đổ dùng học tập, Bin nói với Tin: "Minh muốn giúp đỡ em này quá!" Tin đáp: "Thiếu đồ dùng học tập thì có sao đâu!".

Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 2Trên đường đi học về, Bin nhìn thấy một cụ già bị ngã, đồ đạc trong giỏ rơi hết ra ngoài. Ngay lúc ấy, Tin nói với Bin: "Về nhà nhanh lên! Sắp đến giờ xem phim rồi".

Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 3: Bà Sáu là Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng sống một mình. Chủ nhật, Na đang đọc truyện thì Cốm đến rủ: "Chúng mình sang thăm và giúp bà Sáu làm việc nhà đi".

Nếu là Na, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 4: Sáng nay, khu phố nhà Cốm tổ chức nấu cơm thiện nguyện. Cốm định tham gia nhặt rau thì Na đến rủ: "Bạn đến nhà mình xem phim hoạt hình đi!"

Nếu là Cốm, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Bin em sẽ khuyên Tin không nên nói như vậy, vì cuộc sống của chúng ta tốt đẹp nên nghĩ có đồ dùng học tập là rất bình thường; nhưng đối với những người gặp khó khăn thì chỉ cần có được một chiếc bút cũng là một điều rất may mắn để có thể tiếp tục việc học.

Tình huống 2: Nếu là Bin em sẽ khuyên Tin nên dừng lại để giúp đỡ cụ già, không mất quá nhiều thời gian của chúng mình mà có thể giúp cụ để cụ không bị ngã và ko phải nhặt đồ vương vãi nữa.

Tình huống 3: Nếu là Na, em sẽ đồng ý và cùng Cốm sang hỏi thăm và giúp đỡ bà Sáu làm việc nhà.

Tình huống 4: Nếu là Cốm, em sẽ từ chối và rủ Na có muốn đi cùng mình đến tham gia tổ chức nấu cơm thiện nguyện không.

VẬN DỤNG 

Câu 1: Chia sẻ với bạn những việc em đã và sẽ làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

Trả lời:

Những việc em đã và sẽ làm để thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là:

  • Tôn trọng những người có hoàn cảnh khó khăn.

  • Tham gia tích cực các phong trào tình nguyện.

  • Giúp đỡ những người già gặp khó khăn.

  • Tặng đồ chơi và sách vở không dùng đến cho những bạn trẻ vùng lũ lụt.

  • Tuyên truyền, kêu gọi các mạnh thường quân để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn

Câu 2: Trao đổi với bạn về những người gặp khó khăn quanh em và lập kế hoạch giúp đỡ họ. 

Gợi ý

Trả lời:

Sau khi trao đổi với các bạn, em có thể lập kế hoạch giúp đỡ như sau: 

STT

Người gặp khó khăn

Việc làm

Thời gian

Người thực hiện

Người hỗ trợ

1

Trẻ mồ côi

Tặng sách cũ

Chủ nhật

Cả nhóm

Cô giáo

2

Người già neo đơn

Tặng quần áo, lương thực

Thứ bảy và chủ nhật

Cả nhóm

Nhà trường

3

Bạn bị khuyết tật

Giúp đỡ bạn trong học tập

Hằng ngày

Cả nhóm

Cô giáo

4

Nhà bác hàng xóm bị cháy

Quyên góp tiền, đồ dùng sinh hoạt

Thứ bảy

Cả nhóm

Chủ tịch xã

Câu 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn đã đề xuất và chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Trả lời:

Để giúp đỡ người gặp khó khăn, em sẽ thực hiện kế hoạch như sau:

Bước 1: Xác định người cần giúp đỡ -> bạn Nam sống cùng ông bà ngoại.

Bước 2: Hiểu rõ nhu cầu của họ -> tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của bạn, xác định bạn đang khó khăn về gì.

Bước 3: Lập kế hoạch cụ thể -> lên kế hoạch kêu gọi ủng hộ giúp đỡ

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

- Viết đơn xin nhà trường miễn, giảm học phí cho bạn, giúp đỡ bạn sách vở, tài liệu học tập.

- Kêu gọi ủng hộ quần áo ấm, đồ dùng sinh hoạt và mang đến tặng ông bà và bạn

- An ủi, động viên bạn cố gắng học tập.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa đạo đức 4 chân trời , giải sách đạo đức 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

CHỦ ĐỀ: THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net