Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh diều Chủ đề 5: Tuần 17 Nghề truyền thống quê hương

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm 4 bộ sách cánh diều Chủ đề 5: Tuần 17 Nghề truyền thống quê hương. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

TUẦN 17

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU VỚI NGHỆ NHÂN

Câu hỏi:

Nghe nghệ nhân kể về nghề truyền thống ở địa phương em.

Trao đổi với nghệ nhân những điều em muốn biết về nghề truyền thống địa phương.

Trao đổi với nghệ nhân những điều em muốn biết về nghề truyền thống địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh nghe nghệ nhân kể về nghề truyền thống ở địa phương em.

Trao đổi với nghệ nhân những điều em muốn biết về nghề truyền thống địa phương như tre lấy từ đâu, công đoạn nào là quan trọng nhất, cách làm mây tre đan như thế nào,..?

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ EM

1. Nhận diện nghề truyền thống

Quan sát tranh và thảo luận về các nghề truyền thống theo gợi ý:

- Tên nghề truyền thống

- Sản phẩm của nghề

- Sản phẩm của nghề- Sản phẩm của nghề

Kể tên các nghề truyền thống mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Tranh

Tên nghề truyền thống

Sản phẩm

1

Nghề làm muối

Muối

2

Nghề làm tranh dân gian

Tranh dân gian

3

Nghề làm nón lá

Nón lá

4

Nghề làm trống

Trống

- Một số nghề khác mà em biết: 

  • làm gốm, 

  • làm nhang, 

  • làm chổi,...

2. Khám phá nghề truyền thống quê em

Vẽ sơ đồ tư duy về nghề truyền thống quê em theo gợi ý:

Vẽ sơ đồ tư duy về nghề truyền thống quê em theo gợi ý:

Sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về nghề truyền thống quê em.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh vẽ sơ đồ tư duy về nghề truyền thống quê em theo gợi ý:

- Tên nghề truyền thống: Gốm Bát Tràng

- Sản phẩm: Đồ gốm

- Công dụng: Sử dụng để làm bát, cốc, bình hoa.... 

- Nguyên liệu: Gốm

- Dụng cụ: Nồi nung, đồ đựng gốm

- Hình dang: Trụ, tròn, bầu,…

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

Câu hỏi: Chuẩn bị dụng cụ làm Sổ tay nghề truyền thống quê em.

Hướng dẫn trả lời:

Chuẩn bị dụng cụ làm Sổ tay nghề truyền thống quê em: bút, giấy, tẩy, thước, bút màu,..

SINH HOẠT LỚP: SỔ TAY NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ EM

Yêu cầu: Cùng làm Sổ tay nghề truyền thống quê em theo gợi ý:

- Thiết kế bìa và trang trí cho từng trang trong cuốn sổ;

- Dán những bức tranh, ảnh về nghề truyền thống vào cuốn sổ;

- Viết lời giới thiệu về nghề truyền thống

Giới thiệu cuốn sổ tay với các bạn

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo:

Giới thiệu cuốn sổ tay với các bạn

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

Yêu cầu: Tham quan làng nghề truyền thống địa phương do gia đình hoặc nhà trường tổ chức.

- Ghi chép lại thông tin trong quá trình đi tham quan học tập tại làng nghề.

- Bước đầu thực hiện một số công việc trong quy trình tạo ra sản phẩm của nghề truyền thống.

- Lựa chọn một số sản phẩm để giới thiệu trước lớp 

Viết bài hùng biện về chủ đề Em với nghề truyền thống quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Học sinh tự tin tham gia hùng biện

  • Tham khảo:

Những làng nghề thủ công chính là nơi lưu giữ vô số nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới làng gốm Bát Tràng - một trong số ít các làng nghề lâu đời và nổi tiếng nhất. 

Về vị trí địa lí, làng này thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Nơi đây chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10 ki-lô-mét về hướng Đông Nam, rất thuận tiện cho việc di chuyển, tham quan. 

Làng gốm Bát Tràng, cho đến nay, đã tồn tại hơn 500 năm. Theo sử sách ghi lại, làng được hình thành vào khoảng thế kỉ 14 - 15, là nơi cung ứng đồ cống (bao gồm bát, đĩa, vải vóc,...) cho phương Bắc bấy giờ. Đến thế kỉ 15 - 16, làng phát triển nhanh chóng và rất được vua chúa, quan lại săn đón. Cho tới thế kỉ 16 - 17, Trung Quốc thực thi chính sách “bế quan tỏa cảng”, gốm Bát Tràng lại có cơ hội được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Nhưng rồi khoảng đầu thế kỉ 18, nước láng giềng mở cửa trở lại, trực tiếp cạnh tranh với nước ta trong mảng sản xuất đồ gốm. Tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến tận bây giờ, làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ, mang lại những giá trị tốt đẹp cho nền văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Các sản phẩm gốm ở đây được chia làm nhiều loại với vô số kiểu dáng, màu sắc, phong cách khác nhau. Theo tìm hiểu, cốt đất đặc trưng của gốm Bát Tràng chính là cát phù sa sông Hồng. Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người nghệ nhân sẽ tạo nên vô số sản phẩm tinh xảo. Ngay đến việc tráng men cũng bao gồm rất nhiều cách thức, thể loại như men tro, men lam, men nâu,... Tất cả đều được xem xét và chọn lọc một cách tỉ mẩn, cẩn thận. 

Hiện nay, không chỉ gói gọn trong việc sản xuất và phân phối đồ gốm, Bát Tràng còn trở thành địa điểm tham quan độc đáo, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Điểm thú vị ở đây là du khách sẽ được tận mắt quan sát quá trình nhào nặn, tạo hình cũng như trang trí sản phẩm của các nghệ nhân. Thậm chí, ta còn có thể trở thành một “nghệ nhân” và tự tay tạo nên những sản phẩm độc đáo, riêng biệt của chính mình. Bên cạnh đó, tại Bảo tàng gốm Bát Tràng, du khách cũng có dịp chiêm ngưỡng và nghe, đọc về lịch sử hình thành của ngôi làng truyền thống này. 

Để di chuyển tới làng gốm Bát Tràng, du khách có thể lựa chọn xe buýt hoặc sử dụng phương tiện cá nhân. Dọc đường đi đã sẵn nhiều biển chỉ dẫn, giúp việc định hướng càng thêm dễ dàng. Thậm chí ở ngay khu vực bảo tàng cũng có dịch vụ xe điện để du khách tham quan xung quanh làng. Tất cả đã góp phần lan tỏa những nét văn hóa truyền thống đến gần hơn với mọi người. 

Nhìn chung, làng gốm Bát Tràng luôn là một trong số những địa điểm được yêu thích của nhiều thế hệ. Hi vọng rằng mô hình thủ công đáng quý này sẽ được gìn giữ và phát triển, rộng mở hơn từng ngày, đưa danh tiếng của làng nghề truyền thống của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 CD Chủ đề 5: Tuần 17 Nghề truyền thống quê hương, giải sách Hoạt động trải nghiệm 4 cánh diều tập 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net