Câu hỏi:
Tham gia trò chuyện với chuyên gia tâm lí học đường hoặc thầy cô giáo về chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
Đặt câu hỏi và chia sẻ cảm nghĩ của em.
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi:
Xâm hại tinh thần là gì và nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như thế nào?
Có những dấu hiệu nào cho thấy một trẻ đang bị xâm hại tinh thần?
Làm thế nào để giúp trẻ hiểu về xâm hại tinh thần và biết cách phòng tránh nó?
Có cách nào để tạo một môi trường học tập an toàn và đồng cảm để trẻ có thể chia sẻ về những trải nghiệm xâm hại tinh thần?
Làm thế nào để hỗ trợ trẻ khi họ trải qua tình huống xâm hại tinh thần và làm thế nào để họ có thể tự tin báo cáo về tình huống này?
Chia sẻ cảm nghĩ của em: Qua buổi trò chuyện với chuyên gia tâm lí trên em đã có được thêm nhiều kĩ năng để phòng tránh, và bảo vệ bản thân mình tránh bị xâm hại thể chất.
1. Nhận diện hành động xâm hại tinh thần
Xem phim tư liệu, tranh ảnh, hoạt cảnh về nguy cơ bị xâm hại tinh thần
Thảo luận về những lời nói và hành động xâm hại tinh thần trong phim tư liệu, tranh ảnh, hoạt cảnh
Kể về một lần em hoặc ai đó bị xâm hại tinh thần. Chia sẻ cảm xúc của em hoặc người bị xâm hại mà em thấy.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh xem phim tư liệu, tranh ảnh, hoạt cảnh về nguy cơ bị xâm hại tinh thần sau đó thảo luận về những lời nói và hành động xâm hại tinh thần trong phim tư liệu, tranh ảnh, hoạt cảnh.
Em từng bị các bạn khác chửi bới, xâm hại về tinh thần . Các bạn đã dùng những lời nói văng tục chửi bậy để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của em. Điều đó làm em rất buồn, sợ hãi, và không muốn đi học.
2. Trình diễn tiểu phẩm Em tự bảo vệ bản thân theo tổ, nhóm.
Tham gia trình diễn tiểu phẩm. Em tự bảo vệ bản thân theo tổ, nhóm.
Nêu một số biểu hiện thường gặp khi bị xâm hại tinh thần
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham gia trình diễn tiểu phẩm. Em tự bảo vệ bản thân theo tổ, nhóm.
Một số biểu hiện thường gặp khi bị xâm hại tinh thần:
+ Lo lắng
+ Sợ hãi
+ Buồn bã
+ Mệt mỏi
Câu hỏi: Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với người thân khi bị xâm hại tinh thần.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với người thân khi bị xâm hại tinh thần: Em rất buồn và sợ hãi khi đến trường, khi bị các bạn xâm hại tinh thần, điều đó làm việc học của em bị giảm sút rất nhiều.
Quan sát tranh và thảo luận về cách ứng xử của những bạn bị xâm hại tinh thần trong mỗi tình huống sau:
Đóng vai xử lí tình huống
Chia sẻ điều em học được qua xử lí tình huống.
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống | Cách ứng xử |
1 | Đây là hành động miệt thị ngoại hình, là một hành động không tốt mà Lan phải chịu đựng. Qua tình huống trên, dù người khác có ngoại hình như thế nào, ta cũng không được trêu chọc, chế giễu người khác. |
2 | Đây là hành động đe dọa, bắt nạt thông qua Internet. Qua hành động này, ta cần phải cẩn thận hơn khi dùng mạng xã hội, dùng một cách khôn ngoan. |
3 | Đây là hành động mắng mỏ. Qua hành động này, ta rút ra được bài học là không nên to tiếng với người khác vì điều đó có thể làm tổn thương cảm xúc của đối phương. Hãy bình tĩnh nói chuyện, giải quyết vấn đề. |
Học sinh đóng vai xử lý tình huống