Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời bản 1 tuần 32

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm 4 bộ sách chân trời sáng tạo bản 1 tuần 32. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TUẦN 32

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Phong trào "Việc tốt quanh em"

Câu 1: Kể chuyện về gương người tốt, việc tốt ở địa phương

Trả lời: 

Sau đây em xin kể một câu chuyện về người tốt, việc tốt mà em được chứng kiến hàng ngày ngay tại lớp học của mình. Đó là về bạn Lan, lớp trưởng lớp em. Ở trường, Lan là một học sinh giỏi, thành tích học tập của bạn luôn đứng đầu lớp. Ngoài việc học tốt, Lan còn luôn làm tròn trách nhiệm của một người lớp trưởng. Hàng ngày, Lan luôn đôn đốc các bạn trong lớp học tập và làm bài tập đầy đủ, giữ trật tự và kỷ luật trong trường lớp. Lan luôn là người hết lòng giữ gìn kỷ luật trong lớp và luôn nhắc nhở các bạn kịp thời để có ý thức tốt trong trường lớp. Ngoài ra, Lan còn luôn là người tiên phong trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mà trường tổ chức. Mỗi lần đến dịp trọng đại, Lan luôn là người khởi xướng, giúp các bạn luyện tập, chạy đôn chạy đáo lo liệu cho tiết mục của lớp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Không những vậy, bạn lúc nào cũng hòa nhã, thân thiện với bạn bè, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô. Bạn nào có bài không hiểu thì đều chạy ra hỏi Lan, Lan đều hết lòng giải thích. Nhờ có Lan mà lớp em luôn giữ được điểm thi đua tốt, nhiều tuần là lớp xuất sắc về cả thành tích học tập và lao động ngoài lớp. Ở nhà, Lan là một người con ngoan và đảm đang. Vì là chị cả nên Lan phải thay bố mẹ chăm sóc cho hai em nhỏ khi bố mẹ vắng nhà. Việc gì Lan cũng làm tốt và cẩn thận từ: nấu cơm, giặt quần áo, phơi quần áo, chăm cây,... Lan là một tấm gương tốt về tinh thần trách nhiệm mà em cần phải học tập theo.

Câu 2: Chia sẻ về việc làm tốt của bản thân

Trả lời: 

Chia sẻ về việc làm tốt của bản thân

Ví dụ: 

  • Giúp đỡ bà cụ qua đường,
  • Nhặt được của rơi tìm người trả lại
  • Nhường ghế trên xe buýt cho người già và phụ nữ có thai,...
  • Quyên góp đồ dùng học tập giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Hoạt động 1: Nhận diện về nghề truyền thống

Câu 1: Nêu tên nghề truyền thống mà em biết

Trả lời: 

Hình

Nghề truyền thống

1

Nghề làm muối

2

Nghề làm nón lá

3

Nghề làm gốm

4

Nghề làm bánh đa

5

Nghề dệt thổ cẩm

6

Nghề vẽ tranh Đông Hồ

Câu 2: Chia sẻ với bạn về một nghề truyền thống ở địa phương mà em yêu thích

Trả lời: 

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Nhắc đến nghề làm gốm, có lẽ ai cũng sẽ nhớ đến cái tên Bát Tràng. Thời xa xưa, Bát Tràng trong mắt những người con Hà Thành là một gò đất cao, được đặt cạnh sống để thuận tiện cho công việc làm gốm thủ công. Đến nay, dù đã trải qua rất nhiều năm, Bát Tràng vẫn là làng nghề nổi tiếng nhất tại Việt Nam về gốm cổ truyền. 

Hiện nay, Bát Tràng có đến hơn 600 cơ sở làm gốm, đa số đều là các hộ gia đình có truyền thống trong làng. Ở đây còn lưu giữ rất nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật gốm cổ, với các dòng men xa xưa và sản phẩm thủ công 100%. 

Hoạt động 2: Xây dựng phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương

Câu 1: Xác định những thông tin cần thu thập về nghề truyền thống ở địa phương.

Trả lời: 

Những thông tin cần thu thập:

  • Tên nghề
  • Sản phẩm của nghề
  • Nguyên liệu, dụng cụ,... cẩn có để làm ra sản phẩm
  • Cách làm để tạo ra sản phẩm
  • Lợi ích của sản phẩm

Câu 2: Làm phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên nghề:

2. Sản phẩm của nghề:

3. Nguyên liệu, dụng cụ,... cẩn có để làm ra sản phẩm:

4. Cách làm để tạo ra sản phẩm:

5. Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì?):

Trả lời: 

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên nghề: Nghề làm gốm (Bát Tràng)

2. Sản phẩm của nghề: bát, cốc, chén, đĩa, bình hoa, bình trang trí,...

3. Nguyên liệu, dụng cụ,... cẩn có để làm ra sản phẩm: cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng, đất sét, lò nung gốm, bàn xoay làm gốm

4. Cách làm để tạo ra sản phẩm: Làm đất; tạo hình sản phẩm; trang trí hoa văn; tráng men và nung đốt

5. Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì?): dùng trong sinh hoạt hàng ngày, xuất khẩu quốc tế

SINH HOẠT LỚP

Giao lưu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương

Câu 1: Lắng nghe, trao đổi với nghệ nhân về nghề truyền thống.

Trả lời: 

Lắng nghe, trao đổi với nghệ nhân về nghề truyền thống để hiểu thêm về nghề thủ công quê hương

Câu 2: Quan sát nghệ nhân thực hiện các thao tác làm sản phẩm của nghề truyền thống.

Trả lời: 

Học sinh quan sát nghệ nhân thực hiện các thao tác làm sản phẩm của nghề truyền thống.

Câu 3: Thực hành làm sản phẩm cùng nghệ nhân.

Trả lời: 

  • Tranh: Học sinh làm tò hè
  • Học sinh thực hành làm sản phẩm cùng nghệ nhân.
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 bản 1 chân trời , giải sách HĐTN 4 CTST bản 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 1

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 2

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN

CHỦ ĐỀ 2: GẮN KẾT YÊU THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net