Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời bản 2 tuần 31: Tìm hiểu nghề truyền thống của địa phương

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm 4 bộ sách chân trời sáng tạo bản 2 tuần 31. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

TUẦN 31 

Sinh hoạt dưới cờ

Khám phá thế giới nghề nghiệp

Câu 1: Tham gia thi đố vui về nghề nghiệp

Trả lời:

- Một số câu hỏi đố vui về nghề nghiệp: 

Ai là người đến lớp

Chăm chỉ sớm chiều

Dạy bảo mọi điều

Cho con khôn lớn?

Câu trả lời: Cô giáo

 

Ai người đo vải

Rồi lại cắt may

Áo quần mới, đẹp

Nhờ bàn tay ai?

Câu trả lời: Cô thợ may

Nghề gì chân lấm tay bùn

Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

Câu trả lời: Nghề nông

 

Nghề gì bạn với vữa, vôi

Xây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần?

Câu trả lời: Nghề thợ xây

Ai mặc áo trắng

Có chữ thập xinh

Tiêm thuốc chúng mình

Sẽ mau lành bệnh?

Câu trả lời: Cô y tá

Nghề gì chăm sóc bệnh nhân

Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?

Câu trả lời: Nghề bác sĩ

Chú mặc áo vàng

Đứng ở ngã ba

Trên mọi đường phố

Chỉ lối xe đi

Nghề gì thế nhỉ?

Câu trả lời: Chú cảnh sát giao thông

Nghề gì cần đến đục, cưa

Làm ra giường, tủ… sớm trưa bé cần?

Câu trả lời: Nghề mộc

Câu 2: Kể về nghề mà em yêu thích

Trả lời:

Em rất thích nghề đầu bếp. Công việc của đầu bếp là chế biến và nấu ra những món ăn thật ngon. Người đầu bếp phải rất khéo tay, biết nêm nếm đúng vị. Ước mơ của em là trở thành một đầu bếp tài năng.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Nghề truyền thống ở địa phương

Hoạt động 1. Nhận diện về nghề truyền thống

Câu 1: Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống

Hình 1
Trả lời:

Tranh

Nghề nghiệp

1

Dệt cửi

2

Làm hương

3

Thầy đồ cho chữ

4

Tạc tượng

Câu 2: Kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết.

Trả lời:

-  Những những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết: 

  • Gốm Bát Tràng - Hà Nội.
  • Gốm Bầu Trúc - Ninh Thuận.
  • Nghề trống Đọi Tam - Hà Nam.
  • Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Ninh Thuận.
  • Nghề thuyền thúng - Phú Yên.
  • Nghề khảm trai Chuôn Ngọ - Hà Nội.
  • Làm Lụa Vạn Phúc Hà Đông - Hà Nội.

Hoạt động 2. Xây dựng phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương

Câu 1: Thảo luận nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống

Trả lời:

* Một số nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống:

  • - Tên nghề và địa điểm của làng nghề
  • - Sản phẩm của nghề, làng nghề
  • Vật liệu và nguồn cung cấp
  • - Tên nghệ nhân
  • - Ra đời vào thời gian nào.
  • - Khuyến khích mọi người trồng thêm hoa vào những khu đất trống.
  • Vai trò trong văn hóa và xã hội

Câu 2: Lập phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương

Trả lời:

PHIẾU TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Mục đích khảo sát: Giới thiệu nghề truyền thống đến những người khác.

Tên người khảo sát: Hà Minh Anh

Thời gian: Chủ nhật

Tên nghề/làng nghề

Địa điểm

Nghệ nhân

Sản phẩm chính

Làm gốm

Bát Tràng, Hà Nội

tìm hiểu sau

Bình hoa, bát, đĩa

Mây tre đan

thôn Vĩ, Hung Yên

tìm hiểu sau

Thúng, dần, tràng, rổ, rá...

Câu 3: Phân công thực hiện công việc đã thống nhất

Trả lời:

  • Sau khi đã thống nhất được ý tưởng thì lớp trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân thực hiện. 
  • Mỗi cá nhân có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình.

Hoạt động kết nối

Câu hỏi: Thực hiện việc tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương

Trả lời:

Học sinh dành thời gian một buổi để tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương nơi mình sinh sống rồi giới thiệu với bạn bè cùng biết theo nhiệm vụ đã phân công.

Sinh hoạt lớp

Kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương

Câu 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương.

Trả lời:

Học sinh báo cáo cụ thể các thông tin với cả lớp và thầy cô giáo.

Câu 2: Xây dựng và thể hiện tiểu phẩm ngắn về nghề truyền thống.

Trả lời:

Dưới đây là một kịch bản tiểu phẩm ngắn về nghề truyền thống, trong trường hợp này, chúng ta sẽ thể hiện về nghề làm đèn lồng truyền thống:

  • Tiêu đề: "Đèn Lồng Của Sự Sáng Tạo"
  • Nhân vật:
  1. Anh Nam: Thợ làm đèn lồng truyền thống
  2. Hoa: Một người bạn tò mò
  • Người kể chuyện: Người đứng ngoài và kể chuyện
  • Bố cục của tiểu phẩm:

Tiểu phẩm bắt đầu với Anh Nam đứng tại gian hàng của mình, nơi anh đang tạo ra các đèn lồng đẹp mắt. Hoa tiến lại gần để xem.

Phần 1: Sự Sáng Tạo Của Anh Nam

Hoa: (Tò mò) Anh Nam ơi, đèn lồng của anh thật đẹp quá! Làm sao anh có thể tạo ra chúng?

Anh Nam: (Tự hào) Cảm ơn bạn! Để làm một chiếc đèn lồng, tôi cần một cái khung, giấy trắng và nhiều ý tưởng sáng tạo.

Hoa: (Tò mò) Vậy, làm sao anh biết được ý tưởng cho mỗi chiếc đèn lồng?

Anh Nam: (Nở nụ cười) Đó chính là bí quyết của nghề truyền thống này. Tôi lắng nghe câu chuyện của người dân, về lễ hội và văn hóa của họ, và sau đó, tôi biến chúng thành những hình ảnh đẹp trên đèn lồng.

Phần 2: Tạo Nên Một Tác Phẩm Đẹp

Hoa: (Tò mò) Thế quá trình làm như thế nào?

Anh Nam: (Bắt đầu làm việc) Hãy xem này. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc nối khung, sau đó tạo hình dáng và thêm giấy màu vào. Cuối cùng, tôi đặt nó lên khung và một chiếc đèn lồng tinh xảo đã xuất hiện.

Phần 3: Giá trị của Nghề Truyền Thống

Hoa: (Thán phục) Thật là tuyệt vời! Nhưng tại sao anh lại chọn làm nghề này?

Anh Nam: (Nghiêm túc) Đèn lồng truyền thống không chỉ là sản phẩm, mà còn là cách để tôi kể chuyện về văn hóa và truyền thống của chúng ta. Nó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và di sản.

Phần 4: Kết Thúc Với Sự Cảm ơn

Hoa: (Biết ơn) Cảm ơn anh Nam đã chia sẻ về nghề truyền thống này. Tôi đã học được nhiều điều mới mẻ và thú vị.

Anh Nam: (Hạnh phúc) Rất vui khi bạn quan tâm. Hy vọng rằng bạn sẽ tiếp tục tôn vinh và bảo vệ các nghề truyền thống như đèn lồng này.

Phần 5: Kết Thúc Tiểu Phẩm

Người kể chuyện: (Nhắc nhở) Chúng ta đã thấy sự sáng tạo và tình yêu đối với nghề truyền thống của Anh Nam thông qua việc làm đèn lồng đẹp mắt. Hãy cùng chúng ta bảo vệ và truyền tải những giá trị này cho thế hệ tiếp theo.

Hoạt động kết nối

Câu hỏi: Chuẩn bị tiết mục văn nghệ "Ca ngợi người lao động"

Trả lời:

Học sinh chuẩn bị tiết mục văn nghệ "Ca ngợi người lao động". Có thể múa, hát, diễn kịch,...

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 bản 2 chân trời , giải sách HĐTN 4 CTST bản 2 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 1

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 2

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN

CHỦ ĐỀ 2: GẮN KẾT YÊU THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com