Soạn văn 11 cánh diều ngắn nhất bài 3: Chí Phèo

Soạn bài Chí Phèo sách ngữ văn 11 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Chí Phèo” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Câu 2: Ngôn ngữ trong phần 1 là lời của ai?

Câu 3: Bà cô thị Nở có thái độ như thế nào?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản.

Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Câu 4: Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?

Câu 5: Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...

Câu 6: Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh nào? Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có thì đó là chủ đề gì?

Câu 7: Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo (trong khoảng 10 dòng).

II. Soạn bài siêu ngắn: Chí Phèo

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: 

- Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không cãi nhau với hắn.

- Chí là một tên suốt ngày say xỉn, hay chửi tục và bất mãn với mọi người người. Hắn ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. 

Câu 2: Ngôn ngữ trong phần 1 là lời của người dẫn truyện hay ở đây là của chính tác giả Nam Cao.

Câu 3: Bà cô thị Nở có thái độ: coi lời nói của thị Nở như một trò đùa. Bà cảm thấy buồn cười, sau đó là hoảng hốt khi nhớ đến cháu mình bị dở hơi. Bà cũng cảm thấy tủi thân cho chính mình rồi tức giận với thị Nở.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản:

Phần 1. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 20 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù.

Phần 2. Hắn ở tù bày tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.

Phần 3. Chí Phèo gặp thị Nở, sau một đêm ăn nằm với nhau, được thị Nở chăm sóc. Hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở.

Phần 4. Bà cô của thị Nở biết chuyện giữa thị và Chí đã ngăn cản không cho thị ở bên Chí.

Phần 5. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. 

Phần 6. Sau cái chết của Chí Phèo và bá Kiến, dân làng đồn thổi nói xấu hai người. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo:

1

(Sưu tầm)

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở: 

  • Sau khi gặp,Thị Nở đã đánh thức cái lương thiện trong con người hắn, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở. Hắn ước được "làm người" được trở về cuộc sống lương thiện. Những tưởng ước mơ, khao khát của hắn sẽ được thị Nở mở đường nhưng Thị lại từ chối hắn và hắn cũng không có cách nào níu giữ được. Thế là Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.
  • Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện. Hắn uống đến say mềm rồi hắn đi. Hắn đi với một con dao thắt ở lưng. Hắn lảm nhảm: " Tao phải đâm chết nó! tao phải đâm chết nó!". Nhưng hắn lại thẳng đường đi. Hắn không rẽ vào nhà thị Nở, hắn rẽ vào nhà Bá Kiến - lần này hắn đòi lương thiện. Điều này cho thấy, hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện. Hắn đòi lương thiện, nhưng hắn nhận ra ai cho hắn lương thiện, làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Hắn không thể trở thành người lương thiện được nữa. Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát. Sở dĩ, hắn hành động như vậy bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện. 

Câu 4: Theo em nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là không có quyền được sống như một con người. Hắn vốn là người lương thiện nhưng bị số phận đưa đẩy trở thành người xấu, hắn bị mọi người khinh thường, bị coi như một con quỷ của làng Vũ Đại. Hạnh phúc và mái ấm gia đình đối với hắn thật xa vời.

Sau đêm gặp thị Nở tâm lý của Chí Phèo đã thay đổi phức tạp. Hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống đời thường, hắn nhận ra mình đã già nhưng vẫn còn đơn độc. Hắn muốn sống chung với thị Nở, thèm lương thiện. 

Thị Nở từ chối Chí Phèo vì quá khứ không trong sạch của anh ta. Mà quá khứ đó là do Bá Kiến tạo ra nên hắn đã xách dao đi giết bá Kiến và tự sát

Câu 5: Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo: Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Nam Cao có nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu truyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Câu 6: Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh:

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC

- Phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

- Hiện thực đời sống tăm tối, đau khổ của người nông dân, người lao động lương thiện được thể hiện tập trung qua số phận của nhân vật Chí Phèo.

→ “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre gài măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO

- Niềm cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo, thị Nở:

- Khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người.

- Nam Cao phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.

- Nam Cao đề ra giải pháp mang tính nhân đạo, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

→“Chí Phèo” là một tác phẩm văn học chân chính như trong quan niệm của Nam Cao: “Tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm phải thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”.

- Truyện "Chí Phèo" có chủ đề phụ là hiện thực xã hội Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng 8.

Câu 7: Chí Phèo vốn là một đứa trẻ bất hạnh, bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi, không biết cha mẹ mình là ai. Hắn vốn là một con người lương thiện nhưng cuộc đời lại rẽ ngang chỉ vì Bá Kiến hãm hại. Cứ tưởng gặp được thị Nở hắn sẽ được quay trở lại làm người tốt nhưng bà cô thị Nở đã phá vỡ tất cả. Hắn ý thức được cuộc sống của hắn ở làng Vũ Đại như thế nào. Thế nhưng sâu thẳm trong thâm tâm hắn, hắn vẫn mong mình có thể làm một người lương thiện, hắn muốn sống lương thiện, nhưng không ai cho hắn được sống như vậy. Hắn hận, hận kẻ đã đẩy hắn vào bước đường cùng này, vậy nên hắn mới xách dao đi giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chí Phèo

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: 

- Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không cãi nhau với hắn.

- Chí là một tên suốt ngày say xỉn, hay chửi tục và bất mãn với mọi người người. Hắn ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. 

Câu 2: Là lời của người dẫn truyện hay ở đây là của chính tác giả Nam Cao.

Câu 3: Coi lời nói của thị Nở như một trò đùa. Bà cũng cảm thấy tủi thân cho chính mình rồi tức giận với thị Nở.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: 

Phần 1. Cuộc đời Chí Phèo cho đến lúc bị bắt bỏ tù.

Phần 2. Sụ biến chuyển về hình tượng của Chí Phèo sau khi ra từ.

Phần 3. Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở.

Phần 4. Bà cô của thị Nở biết chuyện giữa thị và Chí đã ngăn cản không cho thị ở bên Chí.

Phần 5. Chí Phèo tuyệt vọng,đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. 

Phần 6. Thị Nở chứng kiến cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Câu 2: 

1

(Sưu tầm)

Câu 3: 

  • Sau khi gặp,Thị Nở đã đánh thức cái lương thiện trong con người hắn, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở. Hắn ước được "làm người" được trở về cuộc sống lương thiện. Những tưởng ước mơ, khao khát của hắn sẽ được thị Nở mở đường nhưng Thị lại từ chối hắn và hắn cũng không có cách nào níu giữ được. Thế là Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành.
  • Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. 

Câu 4: Là không có quyền được sống như một con người. Hắn vốn là người lương thiện nhưng bị số phận đưa đẩy trở thành người xấu.

Sau đêm gặp thị Nở, Chí Phèo cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống đời thường, hắn nhận ra mình đã già nhưng vẫn còn đơn độc. Hắn muốn sống chung với thị Nở, thèm lương thiện. 

Thị Nở từ chối Chí Phèo vì quá khứ không trong sạch của anh ta. Mà quá khứ đó là do Bá Kiến tạo ra nên hắn đã xách dao đi giết bá Kiến và tự sát

Câu 5: Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Nam Cao có nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Câu 6: 

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC

 “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre gài măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO

“Chí Phèo” là một tác phẩm văn học chân chính như trong quan niệm của Nam Cao: “Tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm phải thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”.

Câu 7: Chí Phèo vốn là một đứa trẻ bất hạnh, bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi, không biết cha mẹ mình là ai. Hắn vốn là một con người lương thiện nhưng cuộc đời lại rẽ ngang chỉ vì Bá Kiến hãm hại. Cứ tưởng gặp được thị Nở hắn sẽ được quay trở lại làm người tốt nhưng bà cô thị Nở đã phá vỡ tất cả. Hắn ý thức được cuộc sống của hắn ở làng Vũ Đại như thế nào. Thế nhưng sâu thẳm trong thâm tâm hắn, hắn vẫn mong mình có thể làm một người lương thiện, hắn muốn sống lương thiện, nhưng không ai cho hắn được sống như vậy. Hắn hận, hận kẻ đã đẩy hắn vào bước đường cùng này, vậy nên hắn mới xách dao đi giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chí Phèo

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: 

- Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không cãi nhau với hắn.

- Chí ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. 

Câu 2: Là lời của tác giả Nam Cao.

Câu 3: Coi lời nói của thị Nở như một trò đùa. 

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: 

Phần 1. Cuộc đời Chí Phèo cho đến lúc bị bắt bỏ tù.

Phần 2. Sụ biến chuyển về hình tượng của Chí Phèo sau khi ra từ.

Phần 3. Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở.

Phần 4. Bà cô của thị Nở biết chuyện giữa thị và Chí đã ngăn cản không cho thị ở bên Chí.

Phần 5. Chí Phèo tuyệt vọng,đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. 

Phần 6. Thị Nở chứng kiến cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Câu 2: 

1

(Sưu tầm)

Câu 3: 

  • Sau khi gặp Thị Nở, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở. Hắn ước được "làm người" được trở về cuộc sống lương thiện. Rồi hắn rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi bị Thị từ chối. 
  • Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình rồi xách dao đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. 

Câu 4: Là hắn vốn là người lương thiện nhưng bị số phận đưa đẩy trở thành người xấu.

Sau đêm gặp thị Nở, Chí Phèo cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống, muốn sống chung với thị Nở, thèm lương thiện. 

Thị Nở từ chối Chí Phèo vì quá khứ không trong sạch của anh ta. Mà quá khứ đó là do Bá Kiến tạo ra nên hắn đã xách dao đi giết bá Kiến và tự sát

Câu 5: Nam Cao có nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. 

Câu 6: 

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC

 “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre gài măng mọc”.

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO

Tác phẩm Chí Phèo thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”.

Câu 7: Chí Phèo vốn là một đứa trẻ bất hạnh, bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi, không biết cha mẹ mình là ai. Hắn vốn là một con người lương thiện nhưng cuộc đời lại rẽ ngang chỉ vì Bá Kiến hãm hại. Cứ tưởng gặp được thị Nở hắn sẽ được quay trở lại làm người tốt nhưng bà cô thị Nở đã phá vỡ tất cả. Hắn ý thức được cuộc sống của hắn ở làng Vũ Đại như thế nào. Thế nhưng sâu thẳm trong thâm tâm hắn, hắn vẫn mong mình có thể làm một người lương thiện. Hắn hận, hận kẻ đã đẩy hắn vào bước đường cùng này, vậy nên hắn mới xách dao đi giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài chí phèo ngắn nhất, soạn bài chí phèo ngữ văn 11 cánh diều ngắn nhất, soạn bài chí phèo cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com