Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại V1ệt Nam (P2)

Tả1 về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại V1ệt Nam (P2). G1áo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mớ1, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu:

- HS nắm được các bước triển khai, yêu cầu đối với báo cáo nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

- HS biết cách viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam theo từng loại đề tài.

  1. Nội dung thực hiện:

- GV phát vấn, gợi mở để HS chủ động khám phá, hình thành kiến thức.

- Từ kiến thức tiếp cận, HS viết đoạn văn trình bày lí do lựa chọn vấn đề.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, đoạn văn HS tạo lập trong vở.
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những yêu cầu về nội dung và bố cục của một báo cáo nghiên cứu

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV phát vấn:

1. Nội dung và hình thức của bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cần đảm bảo điều gì?

2. Cấu trúc một báo cáo nghiên cứu gồm những phần mục nào? Nêu cụ thể nội dung từng phần?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân, tìm câu trả lời cho câu hỏi 1, 2.

HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV điều hành mời HS trả lời câu hỏi số 1,2.

GV mời 1 HS đại diện cho mỗi nhóm lên thuyết trình.

HS thuyết trình phần chuẩn bị  ở nhà, mời các bạn chia sẻ, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét câu trả lời của HS, ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp của HS trên lớp.

GV kết luận kiến thức, kỹ năng.

II. Cách thức viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

1. Về nội dung, hình thức

- Về nội dung: Nêu phân tích, đánh giá, lí giải được một số vấn đề văn học trung đại.

- Về hình thức trình bày: Đảm bảo các yêu cầu của một bài báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại (Theo dõi SGK)

2. Cấu trúc, bố cục: 5 phần

Phần

Đặc điểm

Tiêu đề

- Tiêu đề là phần điều tiên của báo cáo.

- Yêu cầu khi viết tiêu đề:

+ Hình thức: ngắn gọn

+ Nội dung: đề cập đến vấn đề văn học trung đại cần giải quyết và phạm vi nghiên cứu.

Mở đầu

- Gồm các nội dung sau: Giới thiệu đề tài, nêu vấn đề cụ thể hóa đề tài/câu hỏi nghiên cứu

- Yêu cầu đối với phần mở đầu:

+ Lí do chọn đề tài: trả lời cho câu hỏi: Vì sao bạn lựa chọn đề tài này (lí do khách quan, chủ quan)? Tính khả thi, tầm quan trọng, mức độ cấp thiết của đề tài.

+ Mục đích nghiên cứu: ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu ( Phục vụ ai? Đạt được điều gì?)

+ Câu hỏi nghiên cứu: hệ thống luận điểm lớn của bài nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu: cách thức tiếp cận, làm rõ ván đề nghiên cứu. Có thể sử dụng các phương pháp sau:  so sánh, thống kê, quan sát, điều tra, phân tích, nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm…

Phần chính

- Nội dung cụ thể: Xác định các giả thuyết nghiên cứu/cơ sở của việc nghiên cứu; kết quả nghiên cứu theo các phần/chương/mục chính; lập luận, chứng minh, lí giải vấn đề.

- Yêu cầu với phần chính:

+ Đòi hỏi các nội dung nghiên cứu được trình bày khoa học, cụ thể, đảm bảo tính chính xác về thông tin.

+ Hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cần được xây dựng rõ ràng, mạch lạc, logic để làm rõ vấn đề.

Phần kết luận

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.

- Khái quát các kết quả quan trọng đã đạt được.

- Nêu hướng hoặc vấn đề nghiên cứu liên quan trong tương lại.

Phần tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có)

- Những tài liệu tham khảo: bài viết, công trình nghiên cứu, tác giả, tác phẩm,….

- Những tài liệu này cần được trích dẫn rõ ràng nguồn gốc, chính xác số trang/chương/đề mục.

- Cần sắp xếp tài liệu tham khảo theo một cách thức nhất định.

Hoạt động 3: Thực hành viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS biết cách viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cụ thể

Đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”

  1. Nội dung thực hiện:

- GV phát vấn, gợi mở để HS chủ động khám phá, hình thành kiến thức.

- Từ kiến thức tiếp cận, HS viết đoạn văn trình bày lí do lựa chọn vấn đề.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, đoạn văn HS tạo lập trong vở.
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị viết báo cáo

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Ở những tiết học trước các em đã được tiếp cận với đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn “Trao duyên, Thúy kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”.

Với những câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra trong Phần mở đầu em hãy cho biết:

- Với những câu hỏi nghiên cứu như vậy, em dự định chia phần nội dung của bài báo cáo nghiên cứu về: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” thành mấy phần?

- Em dự định đặt tiêu để cho từng đề mục như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, ghi câu trả lời của mình ra giấy trong 5 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS  lên chia sẻ suy nghĩ của mình.

- Các học sinh còn lại lắng nghe, dùng bút khác màu gạch chân vào giấy nháp của mình những nội dung trùng khớp với nội dung của bạn; ghi thêm nội dung mình còn thiếu; nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài làm của bạn.

- Cả lớp thống nhất bố cục chung cho phần nội dung của bài báo cáo.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bài của học sinh và chốt lại bố cục chung cho phần nội dung của báo cáo

Nhiệm vụ 2: Tìm ý và lập dàn ý cho phần viết nội dung báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cho một đề tài cụ thể.

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập.

Trên cơ sở bố cục vừa xây dựng em hãy lập dàn ý cho phần nội dung của báo cáo nghiên cứu về đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên chia lớp làm bốn nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1 (Thực hiện ở nhà): Tìm ý trước

+ Nhiệm vụ 2 (Thực hiện trên lớp): trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu đã được dự kiến ở trên. Cụ thể:

Nhóm 1: Câu 1

Nhóm 2: Câu 2

Nhóm 3: Câu 3

Nhóm 4: Câu 4.

- Sử dụng kĩ thuật XYZ (10.2.5): Mỗi nhóm gồm 10 học sinh, mỗi học sinh ghi lại 2 đáp án cho các câu hỏi của nhóm mình, thời gian thực hiện cho mỗi nhóm là 05 phút (Con số 10.2.5 có thể thay đổi dựa trên thực tế lớp học)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các nhóm lên dán kết quả cuối cùng của nhóm mình lên bảng

- Cả lớp quan sát, so sánh, đối chiếu, bàn luận để rút ra đáp án thống nhất của cả lớp.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Xây dựng dàn ý hoàn chỉnh cho phần nội dung báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Luyện tập viết báo cáo nghiên cứu

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập.

Do không có thời gian để học sinh hoàn thành viết toàn bộ phần nội dung của một báo cáo nghiên cứu Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” nên giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn một nội dung nhỏ trong dàn ý chi tiết đã được trình bày ở trên để viết một đoạn văn trong một báo cáo nghiên cứu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh làm việc cá nhân: lựa chọn nội dung trong dàn ý và viết đoạn văn trong 15 phút

(Giáo viên có thể linh hoạt, chia toàn bộ các ỷ trong phần nội dung cho các học sinh trong lớp hoàn thành, cuối cùng lắp ghép bài viết của học sinh thành phần nội dung hoàn chỉnh)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi học sinh lên chia sẻ bài viết của mình, các học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bài viết.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên tổng hợp, kết luận

Nhiệm vụ 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Tại sao chúng ta cần phải kiểm tra, chỉnh sửa khi viết báo cáo nghiên cứu?

Tầm quan trọng của việc kiểm tra, chỉnh sửa trong một bài báo cáo nghiên cứu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS căn cứ vào SGK chuyên để và kiến thức hiểu biết của mình để đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm GV quan sát, hướng dẫn

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS trình bày

GV chốt ý và kết luận

III. Thực hành viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

1. Chuẩn bị viết

* Cơ sở:

- Vị trí của truyện Kiều trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học thế giới nói chung.

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong truyện Kiều và đoạn trích “Trao duyên”,Thúy kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” là đặc sắc nghệ thuật.

* Câu hỏi dự kiến

STT

Câu hỏi nghiên cứu

Tiêu đề

1

Nguyễn Du là ai? “Truyện Kiều có vị trí như thế nào?

Phần I: Giới thuyết chung: Tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”

2

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích được thể hiện như thế nào?

Phần II: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”

3

Giá trị của bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du

1.   Phần III: Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều

4

Kết luận được điều gì qua bài báo cáo?

Kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tìm ý và lập dàn ý cho phần viết nội dung báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

 

Câu hỏi

Định hướng tìm hiểu

Nội dung dự kiến

1

Tìm hiểu những thông tin quan trọng về tác giả Nguyễn Du

* Cuộc đời:

- Tên, hiệu, năm sinh năm mất

- Quê hương

- Gia đình

- Thời đại

- Cuộc đời

- Bản thân Nguyễn Du

* Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:

- Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

=> Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

Tìm hiểu về “Truyện Kiều”

- Nhan đề

- Dung lượng

- Nguồn gốc

- Thể loại:

- Tóm tắt: (Xem lại tóm tắt SGK ngữ văn 9 tập 1, tr.78,79)

- Giá trị tư tưởng:

- Giá trị nghệ thuật:

2

Phân tích đoạn trích “Trao duyên”

* Giới thiệu chung: vị trí, nội dung của đoạn trích.

* Phân tích đoạn trích để thấy những bút pháp đặc trưng trong miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du

a. Tâm trạng Kiều khi mở lời trao duyên

b. Tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em

c. Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về Kim Trọng

Phân tích đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”

* Giới thiệu chung: vị trí, nội dung của đoạn trích

* Phân tích đoạn trích để thấy bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du

a. Diễn biến tâm trạng của Kiều

(PHỤ LỤC 1)

b. Hành động và tâm trạng của Thúc Sinh, Hoạn Thư

(PHỤ LỤC 2)

3

Nhận xét về những bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Trao Duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh”

- Đan xen độc thoại, đối thoại giữa Kiều và lời của Thúc Sinh, Hoạn Thư.

- Đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại của Kiều

=> Tác giả có thể khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau

=> Đa dạng, phức tạp của thế giới nội tâm nhân vật.

- Bút pháp tương phản, đối lập giữa hành động/dáng vẻ và thế giới nội tâm của nhân vật đã khắc họa rõ nét cảm xúc, sự thay đổi trong suy nghĩ của Hoạn Thư, Thúc Sinh:

+ Hoạn Thư vẻ ngoài mừng rỡ khi gặp lại chồng, tìm đủ mọi cách để ép buộc, giày vò, chà đạp Kiều; làm cho Thúc Sinh đau đớn như thú vui của mình.

+ Thúc Sinh: ngoài mặt vui vẻ, nồng nàn với tình cảm của Hoạn Thư nhưng bên trong lòng đau như cắt, xấu hổ không nói nên lời khi chứng kiến cảnh Hoạn Thư hành hạ, sỉ nhục Kiều mà bất lực, không làm gì được.

So sánh, đối chiếu bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du với một số những tác giả khác trong văn học trung đại (Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,…)

- Hồ Xuân Hương: Thế giới nội tâm, sự bất lực, bất mãn và khao khát được vượt thoát, phá bỏ những rào cản, nỗi cô đơn, bất công của người phụ nữ có tài nhưng phải chịu kiếp sống bất công, tủi hổ (Dẫn chứng một số bài thơ của Hồ Xuân Hương: Chùm 3 bài thơ Tự Tình, Bánh Trôi nước; Vịnh quả mít; vịnh cái quạt,…)

- Đoàn Thị Điểm với tác phẩm “Chinh phụ ngâm”: tiếng nói lên án chiến tranh phong kiến vô nghĩa, đòi quyền sống cho con người. Tác phẩm rất thành công trong việc gợi tả những tâm trạng chân thực phong phú, sinh động trong khung cảnh không gian và thời gian cụ thể. Dịch giả đã dày công sử dụng thể thơ song thất lục bát khi chuyển dịch, nguyên tắc âm điệu hòa nhập với nỗi buồn triền miên của người chinh phụ, sử dụng ngôn ngữ tinh tế, nghệ thuật tả tình, tả cảnh cùng hòa quyện một cách hài hòa.

- Nguyễn Du: Đan xen giữa độc thoại, đối thoại, lời nhân vật – lời người kể chuyện; bút pháp tương phản đối lập giữa dáng vẻ bề ngoài và nội tâm bên trong,…

=> Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tài hoa đã giúp Nguyễn Du khai thác sâu sắc thế giới nội tâm của con người, đặc biệt trong những tình huống éo le.

4

- Khẳng định lại bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”

- Khẳng định giá trị của “Truyện Kiều” trong nền văn học nước nhà với những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.

- Khẳng định lại vị trí và những đóng góp to lớn của đại thi hào Nguyễn Du với nền văn hóa, văn học nước nhà.

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích “Trao duyên”, “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” là một đặc sắc nghệ thuật góp phần dựng nên hình tượng, bản chất của các nhân vật Thúy Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh.

- Có một hằng số lịch sử không thể vượt qua ấy là vì Truyện Kiều đã thuộc về nhân dân, dân tộc, thuộc về lịch sử. Là vì hơn 200 năm nay, nhân dân, thậm chí nhân loại đã đọc thấy “tâm hồn” của mình của dân tộc mình, lối cảm, nghĩ của chính mình; tìm thấy sắc diện “ bản lai diện mục” của chính mình. Đọc Truyện Kiều là đọc tâm hồn dân tộc, đến với Truyện Kiều là đến với hồn dân tộc: “ Giá đem lòng tôi đọc Nguyễn Du. Có phải đã hiểu nhân dân mình thêm chút nữa”( Đọc Kiều- Chế Lan Viên).

- Nguyễn Du là nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Việt Nam và cũng là nhà văn có tầm vóc thế giới.

3. Luyện tập viết báo cáo nghiên cứu

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”

Có biết bao nhà thơ, nhà văn khi đọc những trang thơ của Nguyễn Du không khỏi xúc động và cảm phục trước một tài năng xuất chúng của văn học Việt Nam, trước một kiệt tác văn hoá của dân tộc. Còn tác phẩm của ông - “Truyện Kiều” là kiệt tác thơ văn, là cuốn sách "gối đầu giường" bao thế hệ người Việt, cuộc đời và số phận chìm nổi của nàng Kiều đến nay vẫn gợi ra bao xót xa, đau đớn khôn nguôi trong lòng người đọc.

Nguyễn Du (1765 - 1820) quê Tiên Điền, Hà Tĩnh - mảnh đất có truyền thống thơ văn, quê ngoại của ông ở Bắc Ninh, nơi nổi tiếng với những làn quan hỏi mượt mà. Bởi vậy mà ngày từ lúc còn nhỏ, Nguyễn Du đã có vốn am hiểu sâu sắc về văn hóa của nhiều làng quê Việt, ông càng hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hoá của quê hương mình. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình khá giả, từng có nhiều thế hệ làm quan lớn trong triều, gia đình ông có truyền thống văn học, nhờ đó mà ông học hỏi được ít nhiều từ những người thân của mình.

Ông sinh sống trong khoảng thời gian mà đất nước ta có nhiều biến động. Đây là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, lúc này Trịnh- Nguyễn đang đấu đá nhau, phân tranh khốc liệt, đặc biệt có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, đỉnh điểm là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Xã hội lúc này có nhiều rối ren, đời sống nhân dân cũng khổ cực, loạn lạc, Nguyễn Du thấu hiểu và cảm thông với cuộc sống nhiều vất vả, khổ cực của nhân dân khi phải chịu nhiều đoạ đày, bất công của bọn thống trị tham lam, bạo ngược. Trái tim giàu lòng trắc ẩn và sự yêu thương của Nguyễn Du hướng về những kiếp người chịu nhiều ngang trái, đặc biệt là những người phụ nữ là yếu tố tạo nên những sáng tác thành công và đặc sắc của ông.

Nguyễn Du từng đi nhiều nơi, phiêu bạt khắp chốn, từng ra làm quan và đi sứ Trung Quốc, nhờ đó mà ông có vốn hiểu biết sâu sắc nhiều nền văn hoá và có vốn sống phong phú. Điều đó góp phần rất lớn trong việc sáng tác của ông.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, cả về thơ ,văn chữ Hán và chữ Nôm như Văn Chiêu Hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm,...đỉnh cao nhât là thi phẩm truyện thơ Nôm "Truyện Kiều".

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

- Kiểm tra, chỉnh sửa là bước quan trọng cuối cùng trong việc viết 1 bài văn hay 1 bài báo cáo.

- Tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa là bước đệm quan trọng để bài viết trở nên hoàn thiện hơn. Thông qua bước này, HS nhận được ra được những lỗi trong bài ( lỗi chính tả, lỗi câu, từ, lỗi đánh máy,....) để từ chỉnh sửa bài một cách chính xác và logic hơn.

- Việc kiểm tra, chỉnh sửa có vai trò rất quan trọng trong bài báo cáo nghiên cứu: HS biết đọc và rà soát lại bài, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ. (PHỤ LỤC 3)

------------------------Còn tiếp---------------------------

Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại V1ệt Nam (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tả1 giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST, giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ, soạn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay