Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 2 Phần 2: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những đ1ểm tích cực và hạn chế

Tả1 về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 2 Phần 2: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những đ1ểm tích cực và hạn chế. G1áo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mớ1, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

 

PHẦN II: CÁC YẾU TỐ MỚI CỦA NGÔN NGỮ - NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Nhận biết được những yếu tố mới của ngôn ngữ điểm tích cực cũng như hạn chế của nó

- Vận dụng nó để phân tích các ngữ liệu tham khảo

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Biết trân trọng và bảo vệ tiếng Việt, biết giữ gìn các giá trị văn hóa, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập quốc tế.

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Chuẩn bị của học sinh

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về ngôn ngữ

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 2 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • Hiện tại trong ngôn ngữ của tiếng Việt xuất hiện thêm một số từ ngữ mới có thể vay mượn từ tiếng Anh, cũng có thể xuất hiện trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ,… Em hãy cho ví dụ và nhận xét về điều đó? ( có phù hợp không, có ảnh hưởng gì đến sự trong sáng của tiếng Việt không?...)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Gợi ý:

+ Một số từ ngữ dùng trong ngôn ngữ như: internet, check, đa phương tiện,…. Trên thực tế các ngôn ngữ này không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt mà nó được áp dụng cho từng trường hợp từng lĩnh vực cụ thể.

GV dẫn dắt vào bài: Tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bản chất của ngôn ngữ rồi. Sang đến tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các yếu tố mới của ngôn ngữ cũng như điểm hạn chế và tích cực của nó. Xem yếu tố mới của ngôn ngữ tác động như thế nào đến cuộc sống của con người. Phần 2 – các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc ngữ liệu tham khảo Thế nào là từ mới tiếng Việt?

  1. Mục tiêu: Phân tích ngữ liệu tham khảo Thế nào là từ mới tiếng Việt để trả lời các câu hỏi
  2. Nội dung thực hiện: Trả lời các câu hỏi liên quan đến ngữ liệu Thế nào là từ mới Tiếng Việt.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu tham khảo Thế nào là từ mới tiếng Việt?

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

-        Xét ngữ liệu “Thế nào là từ mới tiếng Việt?” và trả lời câu hỏi

(1) Dựa vào văn bản, hãy liệt kê và phân loại các từ ngữ vay mượn theo bảng sau:

Từ vay mượn

Trường hợp không có từ tương đương trong Tiếng Việt

Trường hợp có từ tương đương trong Tiếng Việt

Ghi đông

Album

(2) Có mấy tiêu chí để các soạn giả từ điển xác định từ mới tiếng Việt trong những năm vừa qua? Đó là tiêu chí nào?

(3)  Có một số từ ngữ thuộc phương ngữ trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như gạch bông ( gạch hoa), máy lạnh ( máy điều hòa nhiệt độ), chích ( tiêm), ngừa ( phòng)…tìm thêm một số trường hợp tương tự .

(4)  Liệt kê các từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid 19?

-   HS thảo luận nhóm bàn trong 5 phút hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-       HS suy nghĩ định hướng câu trả lời cho nhiêm vụ.

-       HS thảo luận nhóm bàn, hoàn thành câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV tổ chức, điều hành HS trả lời các câu hỏi của nhiệm vụ.

Đại diện 1 nhóm bàn thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm, mời em các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét câu trả lời của HS

GV nhận xét hoạt động thảo luận, tổ chức, điều hành, chia sẻ của HS.

GV kết luận định hướng kiến thức, kỹ năng, chốt đáp án.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo Thế nào là từ mới tiếng Việt?

(1) Có thể liệt kê các từ ngữ vay mượn như sau:

Từ vay mượn

Trường hợp không có từ tương đương trong Tiếng Việt

Trường hợp có từ tương đương trong Tiếng Việt

Ghi đông (guidon), phanh (frein), săm (chambre à air); com lê (comple), ca vát ( cra-vat), lắc lê ( la clé), bốt (botte), măng tô (manteau)….

Toillette ( nhà vệ sinh), lavabo ( chậu rửa), album ( tập ảnh), cà phòng bột ( bột giặt), sếp cẩm ( viên cai đội), ma lanh – malin ( khôn ranh)….

(2) Phụ lục 4 dưới bảng

(3) Một số từ ngữ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như: trái cây, hủ tiếu, nước tương, đậu phộng….

(4) Một số từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid-19 như: coronavirus, Covid-19, F0, F1, F2, F3, 5K, giọt bắn, thu dung….

 

PHỤ LỤC 4

Tiêu chí

Nội dung

Ví dụ

1

Những từ biểu thị các khái niệm sự vật hoàn toàn mới ( đó có thể là những sự vật, hiện tượng chưa từng xuất hiện trong xã hội người Việt, nhưng cũng có thể xuất hiện với nội hàm ngữ nghĩa mới)

Con chip, siêu thị, bao tiêu, hầm chui, không tặc, tin tặc, hooligan, hat-trick, massage, tuổi teen, bê tông tươi, chữ kí tươi, tiền tươi, bản cứng/bản mềm, photocopy, sacnner, file, báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử/ báo mạng, thế giới ảo, sống ảo….

2

Nhiều từ được coi là mới, xuất hiện và được bổ sung do nhu cầu diễn đạt những sắc thái ngữ nghĩa, biểu thị tư tưởng, tình cảm, hành động… của con người một cách chính xác, tinh tế hơn.

Gạo cội: gạo tốt, còn nguyên hạt sau khi xay giã nhưng cũng có thể hiểu là người có tài năng, có trình độ cao thuộc loại chủ chốt ( thường nói diễn viên hay vận động viên thể thao)

3

Một số từ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số từ địa phương, vùng miền, bây giờ được sử dụng rộng rãi trong toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân

Gạch bông (gạch hoa), quậy ( phá quấy), bột giặt ( xà phòng bột), máy lạnh ( máy điều hòa), chích (tiêm), phòng ( ngừa)….

4

Nhiều từ cổ, từ cũ gần như chỉ xuất hiện trong văn bản ngày trước, bây giờ được dùng trở lại

Cử nhân ( hiện tại dùng chỉ “người tốt nghiệp đại học các ngành không phải khoa học ứng dụng hoặc kĩ thuật” trước kia dùng chỉ “học vị của người đỗ khoa thi hương trên tú tài), công chứng (sự chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận về mặt pháp lý các văn bản hoặc bản sao từ bản gốc, bản chính, trước đây dùng để chỉ “sự xác nhận của đại diện cơ quan công quyền về một sự kiện nào đó) hoặc một số từ ngữ cũ được dùng với sắc thái nghĩa mới.

5

Các từ mới xuất hiện được dùng nhờ phương thức ẩn dụ, hoán dụ dùng với nghĩa bóng hoặc từ chuyển nghĩa.

Chợ cóc: chợ nhỏ, chợ tạm, thường họp một cách tự phát, không cố định một chỗ trong thời gian ngắn; cơm bụi: cơm bình dân thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ; xe bãi: xe cũ ở các bãi thải công nghiệp được nhập về sử dụng lại.

 

Hoạt động 2: Khái quát về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế

  1. Mục tiêu: Hs hiểu được về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế
  2. Nội dung: Qua tìm hiểu ngữ liệu tham khảo đưa ra được kết luận
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Khái quát về về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Các yếu tố mới của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào?

+  Những tích cực và hạn chế của các yếu tố mới của ngôn ngữ?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ: Khái quát về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế

a.     Các yếu tố mới của ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ biến đổi không ngừng. Sự biến đổi này diễn ra ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ nhưng sự biến đổi rõ nhất là biến đổi ở địa hạt từ vựng.

+ Yếu tố mới trong tiếng Việt xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là ở vĩnh vực văn học, báo chí. Đó là những từ ngữ mới, những ý nghĩa mới thậm chí  cả những kết hợp từ mới.

+ Khi một yếu tố mới vừa xuất hiện đầu tiên nó sẽ xuất hiện ở một cá nhân, một nhóm người rồi lâu dần có thể phổ biến trong toàn xã hội.

b.     Những điểm tích cực và hạn chế

-  Tích cực: Những yếu tố mới góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên đa dạng phong phú và nhiều màu sắc.

-  Hạn chế: trong số các yếu tố mới có những từ ngữ quá xa lạ với quy tắc cấu tạo từ của tiếng Việt, có những cách diễn đạt không phù hợp với chuẩn mực của xã hội hoặc không tạo ra được những giá trị biểu cảm như mong đợi.

+ Việc sử dụng những từ ngữ những cách diễn đạt này không phù hợp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giao tiếp.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 2 Phần 2: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những đ1ểm tích cực và hạn chế

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tả1 giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST, giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ, soạn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay