Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 3: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 bộ sách mới kết nối tri thức bài 3: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Phân tích được một số hướng ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
  • Nêu được một số thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
  • Năng lực chung:
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm, nâng cao kiến thức về ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và tuyên truyền về ý nghĩa của việc sử dụng phân bón vi sinh trong trồng trọt (ý nghĩa đối với cây trồng, con người, môi trường sinh thái).
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các loại phân bón hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các loại phân bón hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu khác nhau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và câu hỏi gợi ý liên quan đến nội dung bài học sẽ giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã được học về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng một số hình ảnh, câu hỏi liên quan đến ứng dụng công nghệ vi sinh trong trồng trọt nói chung hoặc trong sản xuất phân bón nói riêng để giúp HS nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

- GV sử dụng những hình ảnh, video, câu hỏi liên quan đến những nội dung mới trong bài học để kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.

  1. Sản phẩm: Hiểu biết về ứng dụng công nghệ vi sinh trong trồng trọt nói và trong sản xuất phân bón.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

      

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh về công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng về công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Công nghệ sinh học có vai trò như thế nào trong sản xuất phân bón? Những loại phân bón nào được sản xuất bằng công  nghệ sinh học? Quy trình sản xuất các loại phân bón có gì đặc biệt? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ứng dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và giải thích được quy trình sản xuất phản bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK và đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến nội dung bài học.

- GV cho HS thảo luận để phân tích vai trò của từng loại nguyên liệu trong việc hình thành phân bón hữu cơ.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục L.2 trong SGK và đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến nội dung bài học.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.1 và yêu cầu HS mô tả các bước trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp. GV gợi ý để HS giải thích ý nghĩa của từng bước trong quy trình.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của địa phương để nêu các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.15 và cho biết: Nguồn nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp gồm những gì?

- GV hướng dẫn HS nhận biết các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, phân tích vai trò của từng loại nguyên liệu trong việc hình thành phân bón hữu cơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.15 để tìm hiểu về nguồn nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về một số nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguồn nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Kể tên các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ và vai trò của chúng trog quá trình chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, sử dụng internet, sách, báo,…để tìm hiểu về các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.15 để tìm hiểu về các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bươc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.1 SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Mô tả quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS sử dụng internet, sách, báo,…để tìm hiểu về thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón hữu cơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.1 SGK tr.16 để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu về ứng dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp

1. Nguồn nguyên liệu

Rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, vỏ cà phê, bã mía, phân chuồng, phụ phẩm lò mổ,….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Vi sinh vật sử dụng

- Vi khuẩn Bacillus subtfilis: có khả năng sản sinh nhiều hệ enzyme như amylase, protease,...và một số kháng sinh có khả năng ức chế sự sinh trưởng, giết chết một số vi khuẩn và nấm gây bệnh.

- Lactobacillus sp.: có khả năng sinh ra acid lactic, tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn và nắm gây bệnh, kể cả các vi khuẩn gây thối rữa giúp khử mùi hôi.

- Trichoderma sp.: là nấm đối kháng có khả năng phân huỷ mạnh cellulose từ xác thực vật nhờ khả năng sản sinh hệ enzyme cellulase cao, sản sinh một số kháng sinh ức chế sự phát triển của nắm bệnh và có khả năng sản sinh một số chất điều tiết sinh trưởng giúp cây trồng phát triển.

 

 

3. Quy trình sản xuất

Nguyên liệu hữu cơ (than, bùn, phế phụ phẩm nông nghiệp) thông qua quá trình xử lí sơ bộ, điều chỉnh độ ẩm, pH sẽ được phối trộn cùng chất dinh dưỡng và các chế phẩm vi sinh vật chức năng à Ủ hoạt hó tạo cơ chất hữu cơ, đảo trộn và thông qua kiểm tra chất lượng à Phân bón hữu cơ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất phân lân hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và giải thích được quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.1 trong SGK và đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến nội dung bài học; HS nhận biết các loại nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất phân lân hữu cơ.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.2 trong SGK và đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến nội dung bài học; HS nhận biết được các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân lân hữu cơ và vai trò của chúng trong quá trình sản xuất phân lân hữu cơ.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.2 và yêu cầu HS mô tả các bước trong quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1 SGK tr.16 và cho biết: Kể tên các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1 SGK tr.16 để tìm hiểu về tên các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về tên các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tên các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển gia nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.2 SGK tr.16 và cho biết: Kể tên các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ và vai trò của chúng trong quá trình chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.2 SGK tr.16 để tìm hiểu về tên các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ và vai trò của chúng trong quá trình chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về tên các loại sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ và vai trò của chúng trong quá trình chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các loại vi sinh vật được sử dụng

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.2 SGK tr.17 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.

- GV lưu ý HS: nêu tên các bước và giải thích ý nghĩa của từng bước.

- GV hướng dẫn HS sử dụng internet, sách báo,…để tìm hiểu về thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân lân hữu cơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.2 SGK tr.17 để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy trình sản xuất phân lân hữu cơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất phân lân hữu cơ

1. Nguồn nguyên liệu

- Phosphorite : có màu vàng đất, màu xám hoặc vàng nâu, apatite thường có màu xám xanh. Hàm lượng lân nguyên chất (P,O,) của hai dạng này chiếm dưới 40%.

- Apatite: chứa thêm từ 40% đến 50% vôi và một số nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Mg. Cu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Vi sinh vật sử dụng

- Bacillus sp.

- Pseudomonas sp.

- Nấm Aspergillus niger.

à Là những loại vi sinh vật có khả năng phân giải cao lân vô cơ thành lân hữu cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Quy trình sản xuất

Nguyên liệu được nghiền nhỏ, kết hợp với chất hữu cơ và men vi sinh à Ủ nguội trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, pH phù hợp à Phân lân hữu cơ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và giải thích được quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III.1 và HII.2 trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến nguồn nguyên liệu và các enzyme sử dụng trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.3 và yêu cầu HS mô tả các bước trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của địa phương để nêu các nguồn

nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ giáp xác.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục  III.1, 2 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Kể tên các nguồn nguyên liệu và các enzyme sử dụng trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục  III.1, 2 SGK tr.18 để hiểu về các nguồn nguyên liệu và các enzyme sử dụng trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về các nguồn nguyên liệu và các enzyme sử dụng trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các nguồn nguyên liệu và các enzyme sử dụng trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.3 SGK tr.18 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

 

 

 

- GV lưu ý HS:

+ Giải thích ý nghĩa của từng bước trong quy trình.

+ Nêu điểm khác nhau giữa phân bón hữu cơ thông thường và phân bón hữu cơ vi sinh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 3.3 SGK tr.18 để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ vỏ giáp xác

1. Nguồn nguyên liệu

Vỏ các loài giáp xác như tôm, cua, ghẹ....

2. Enzyme sử dụng

 

Enzyme neutrase, enzyme papain và enzyme bromelain.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Quy trình sản xuất

Vỏ tô, cua sau khi được xay nghiền, sẽ kết hợp với các loại enzyme neutrase, enzyme papain, enzyme bromelain ở điều kiện nhiệt độ, thời gian với tỉ lệ, nguyên liệu thích hợp à Qua quá trình thủy phân, lắng lọc à Bã vỏ tôm (phân bón gốc), dịch thủy phân (phân bón lá).

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa Amino Acid

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và giải thích được quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa Amino Acid từ phụ phẩm lò mổ.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục IV.I trong SGK và đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến nội dung bài học; HS nhận biết được các loại nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục IV.2 trong SGK; HS nhận biết được các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid và vai trò của chúng.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.4 và yêu cầu HS mô tả các bước trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid từ phụ phẩm lò mổ.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid từ phụ phẩm lò mổ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục IV.1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Nêu tên các loại nguyên liệu sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục IV.1 SGK tr.18 để tìm hiểu về tên các loại nguyên liệu sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về tên các loại nguyên liệu sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tên các loại nguyên liệu sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bươc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục IV.2 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Kể tên các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid và vai trò của chúng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục IV.2 SGK tr.19 để tìm hiểu về các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid và vai trò của chúng.

Bước 2: HS tiếp nhận- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid và vai trò của chúng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid và vai trò của chúng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3.4 SGK tr.19 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid từ phụ phẩm lò mổ.

 

 

 

 

 

+ GV lưu ý HS giải thích ý nghĩa của từng bước trong quy trình.

- GV hướng dẫn HS liên hệ với thực tiễn sản xuất của địa phương, nêu các nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3.4 SGK tr.19 để tìm hiểu về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid từ phụ phẩm lò mổ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid từ phụ phẩm lò mổ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa amino acid từ phụ phẩm lò mổ.

IV. Tìm hiểu về ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chứa Amino Acid

1. Nguồn nguyên liệu

- Chủ yếu là phụ phẩm lò mổ.

- Ngoài ra là đầu cá, xương cá, trùn quế và các phụ phẩm giàu protein khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Vi sinh vật sử dụng

Các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra hệ enzyme protease và lipase cao để thuỷ phân các hợp chất cao phân tử thành amino acid và các hợp chất dễ tiêu khác.

- Một số chủng vi sinh vật phổ biến là Bacifus sp., Lactobacillus sp., Pseudomonas sp., Saccharomyces cerevisiae,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Quy trình sản xuất

Nguyên liệu sau khi được xay nhỏ, kết hợp với men vi sinh, ủ từ 20 đến 30 ngày và kích hoạt dở nhiệt độ 52℃, lắng lọc

à Bã (phân bón gốc).

à Dịch đạm hòa tan (phân bón lót), phân tích kiểm tra amino acid.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi bài tập 2 phần Luyện tập SGK tr.19; HS vận dụng kiến thức đã học về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, từ vỏ giáp xác và từ phụ phẩm lò mổ.
  4. Sản phẩm: Sự giống và khác nhau về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, từ vỏ giáp xác và từ phụ phẩm lò mổ.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi bài tập 2 phần Luyện tập: So sánh các quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, từ vỏ giáp xác và từ phụ phẩm lò mổ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, từ vỏ giáp xác và từ phụ phẩm lò mổ để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, từ vỏ giáp xác và từ phụ phẩm lò mổ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón để lựa chọn và đề xuất một quy trình sản xuất phân bón phù hợp với thực tiễn của địa phương.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS về nhà khảo sát nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương có thể sử dụng làm phân bón. Đề xuất quy trình sản xuất phân bón phù hợp đối với các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
  4. Sản phẩm: Bản để xuất quy trình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón phù hợp với thực tiễn của địa phương.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân: Hãy đề xuất quy trình sản xuất phân bón hữu cơ phù hợp với tình hình sản xuất ở địa phương em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS về nhà khảo sát nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương có thể sử dụng làm phân bón và đề xuất quy trình sản xuất phân bón phù hợp đối với các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nộp lại sản phẩm cho GV trong buổi học tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Một số hứng ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

+ Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

- Hoàn thành câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập và Vận dụng SGK tr.19.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 4 – Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 3: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 kết nối  bài 3: Một số ứng dụng công nghệ, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 3: Một số ứng dụng công nghệ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay