Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 9: Kĩ thuật trồng cây đỗ quyên

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 bộ sách mới kết nối tri thức bài 9: Kĩ thuật trồng cây đỗ quyên. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĐỖ QUYÊN

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên.
  • Lựa chọn được quy trình nhân giống phù hợp với cây đỗ quyên.
  • Mô tả được quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên cây đỗ quyên.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Nêu được một số đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên.
  • Lựa chọn được quy trình nhân giống phù hợp cho cây đỗ quyên.
  • Mô tả được quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh trên cây đỗ quyên.
  • Năng lực chung:
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng, chăm sóc và nhân giống cây đỗ quyên.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực và chủ động tìm hiểu kiến thức, áp dụng kiến thức được học về quy trình trồng và chăm sóc cây đỗ quyên vào thực tiễn.
  • Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên.
  • Liên hệ với các cơ sở trồng, sản xuất, kinh doạn đỗ quyên tại địa phương để cho HS đến thăm quan, học tập (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cây đỗ quyên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng nói chung. Bên cạnh đó, các hình ảnh, video, câu hỏi về kĩ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây đỗ quyên sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng một số hình ảnh, video, câu hỏi liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng nói chung, yêu cầu HS quan sát và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

- GV sử dụng những hình ảnh, video, câu hỏi liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên để kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.

  1. Sản phẩm: Hiểu biết về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng và cây đỗ quyên.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS một số video, hình ảnh về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu hiểu biết của mình về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng?

+ Cây đỗ quyên có đặc điểm gì?

+ Trồng và chăm sóc cây đỗ quyên có gì đặc biệt?

+ Quy trình nhân cây đỗ quyên được thực hiện như thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=FIa55572Gm0

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên.

- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những kĩ thuật nào trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đỗ quyên? Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên như thế nào? Nhân giống cây đỗ quyên ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Kĩ thuật trồng cây đỗ quyên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu và trình bày được các đặc điểm thức vật học của cây đỗ quyên; các yêu cầu cơ bản về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đối với cây đỗ quyên để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
  2. Nội dung:

- GV yều cầu HS đọc nội dung mục I, quan sát Hình 9.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi liên quan để nhận biết được các đặc điểm thực vật học điển hình của cây đỗ quyên.

- Phần đặc điểm thực vật học, GV trình chiếu hình ảnh minh họa các bộ phận của cây đỗ quyên và trả lời câu hỏi liên quan để nhận biết cây đỗ quyên thông qua hình dạng hoa, lá,...

- Tìm hiểu yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên, GV gợi ý các yều cầu về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đối với cây đỗ quyên.

- GV phân nhóm để HS trình bày về các yêu cầu của cây đỗ quyên về nhiệt độ, độ ẩm hay điều kiện đất phù hợp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung trong hộp Khám phá để tìm hiểu sự phân bố của cây đỗ quyên như bài tập về nhà.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích hình ảnh các bộ phận của cây hoa phong lan ở Hình 9.1 trong SGK và đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời về các đặc điểm thực vật của cây đỗ quyên:

+ Em hãy cho biết các đặc điểm về thân, dễ, lá, hoa của cây đỗ quyên.

+ Đặc điểm nội bật của cây đỗ quyên là gì?

- GV trình chiếu hình ảnh minh họa các bộ phận của cây đỗ quyên và đặt câu hỏi:

+ Nhiệt độ

+ Độ ẩm

+ Điều kiện đất

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và phân tích hình ảnh các bộ phận của cây hoa phong lan ở Hình 9.1 trong SGK và đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời về các đặc điểm thực vật của cây đỗ quyên.

- HS đọc nội dung mục I.2 trong SGK, quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi liên quan đến yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên:

+ Đặc điểm thực vật học của cây đỗ quyên (rễ, thân, lá,…)

+ Yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên (nhiệt độ, độ ẩm, đất,…)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đỗ quyên

- Cây đỗ quyên thuộc họ thạch nam, nhiều loài đỗ quyên được trồng làm cây cảnh, một số loại có tác dụng chữa bệnh.

- Đặc điểm thực vật học

+ Rễ cọc

+ Thân có dạng cây gỗ, dạng bụi

+ Lá đơn, mọc cách, mép lá nguyên hoặc có răng cưa, không có lá kèm

+ Hoa: lưỡng tính đơn lẻ hoặc hoa dạng chùm. Mỗi hoa có tuwf 4 đến 5 cánh.

+ Quả nang hoặc quả mọng, hạt thường có cánh.

- Yêu cầu ngoại cảnh

+ Ánh sáng: Cây không ưa sáng, điều kiện ánh sáng mạnh có thể gây cháy.

+ Nhiệt độ: thích hợp từ 15 đến 27. Tuy nhiên, ban đêm từ 18, ban ngày dưới 27 mới kích thích ra nhiều hoa.

+ Độ ẩm không khí từ 70% đến 90%; không có khả năng chịu úng độ ẩm quá cao (trên 90%).

+ Đất: thích hợp trồng ở đất chua có pH 4,2 đến 6; đất kiềm thì cây dễ chết. Đất trồng cần thoáng, xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật nhân giống hoa phong lan

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số biện pháp nhân giống hoa phong lan và trình bày được kĩ thuật nhân giống cây đỗ quyên bằng biện pháp giâm cành.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung II và quan sát Hình 9.2, 9.3 trong SGK và trả lời các câu hỏi liên quan các bước trong quy trình nhận giống cây đỗ quyên.

- GV sử dụng hình ảnh minh họa các biện pháp nhân giống cây đỗ quyên.

- GV bổ sung thêm các thông tin về một số biện pháp nhân giống cây đỗ quyên.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở quy trình nhân giống cây đỗ quyên bằng giâm cành.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II SGK tr.42, kết hợp quan sát Hình 9.2, 9.3 và trả lời câu hỏi: Quy trình giâm cành đỗ quyên gồm bao nhiêu bước? Yêu cầu kĩ thuật ở mỗi bước như thế nào? Nên giâm cành đỗ quyên vào thời gian nào trong năm?

- GV tổ chức cho HS thảo luận và cho biết :

+ Ý nghĩa của từng bước trong quy trình nhân giống.

+ Vì sao cây đỗ quyên khó nhân giống bằng hạt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), nghiên cứu mục II SGK tr.42, kết hợp quan sát Hình 9.2, 9.3 để tìm hiểu về quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bươc 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày về:

+ Các phương pháp nhân giống cây đỗ quyên.

+ Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về kĩ thuật nhân giống cây đỗ quyên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu kĩ thuật nhân giống cây đỗ quyên

- Cây đỗ quyên là loại cây có khả năng nhân giống bằng hạt thấp, do tỉ lệ đậu hạt và chất lượng hạt không cao. Phương pháp phổ biến để nhân giống cây đỗ quyên chủ yếu là phương pháp chiết cành hoặc giâm cành.

- Các bước cơ bản trong quy trình giâm cành cây đỗ quyên:

+ Bước 1: Chọn và cắt cành giâm

+ Bước 2: Giâm cành

+ Bước 3: Chăm sóc cành giâm

- Phương pháp này dễ thực hiện, có tỉ lệ nhân giống cao. Thời vụ giâm cành là vụ xuân (tháng 2) và vụ thu (tháng 9).

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 9: Kĩ thuật trồng cây đỗ quyên

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 kết nối  bài 9: Kĩ thuật trồng cây đỗ quyên, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 9: Kĩ thuật trồng cây đỗ quyên

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay