Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 bộ sách mới kết nối tri thức bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA CÚC

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học bài này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.
  • Lựa chọn được quy trình nhân giống phù hợp với cây hoa cúc.
  • Mô tả được quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây hoa cúc.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.
  • Lựa chọn được quy trình nhân giống phù hợp cho cây hoa cúc.
  • Mô tả được quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh trên cây hoa cúc.
  • Năng lực chung:
  • Hợp tác tìm hiểu và chia sẻ các kiến thức cơ bản về hoa cúc và kĩ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây hoa cúc.
  • Sử dụng các thiết bị đa phương tiện một cách hiệu quả để thu thập các kiến thức cần thiết phục vụ cho bài học.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực và chủ động tìm hiểu kiến thức, áp dụng kiến thức về kĩ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây hoa cúc vào thực tiễn đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây hoa cúc.
  • Liên hệ với các cơ sở sản xuất, các hộ trồng và nhân giống hoa cúc để làm cơ sở cho HS thăm quan học tập (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cây hoa cúc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng nói chung. Bên cạnh đó, các hình ảnh, video, câu hỏi về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây hoa cúc sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng một số hình ảnh, video, câu hỏi liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng nói chung, yêu cầu HS quan sát và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

- GV sử dụng những hình ảnh, video, câu hỏi liên quan đến kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho hoa cúc để kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.

  1. Sản phẩm: Hiểu biết về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng và hoa cúc.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS một số video, hình ảnh về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho hoa cúc, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu hiểu biết của mình về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng?

+ Hoa cúc được trồng chủ yếu vào thời vụ nào trong năm?

+ Khi trồng và chăm sóc hoa cúc cần chú ý những vấn đề gì?

+ Quy trình nhân giống hoa cúc được thực hiện như thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=elnOQKmGz0g

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho hoa cúc.

- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho hoa cúc để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho hoa cúc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những kĩ thuật nào trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho hoa cúc? Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc như thế nào ? Nhân giống hoa cúc ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu và trình bày được các đặc điểm thức vật học của cây hoa cúc; các yêu cầu cơ bản về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đối với cây hoa cúc để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
  2. Nội dung:

- Phần đặc điểm thực vật học, GV hướng dẫn HS quan sát và phân tích hình ảnh các bộ phận của cây hoa hồng ở Hình 7.1 trong SGK và đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời về các đặc điểm thực vật của cây hoa cúc.

- Phần yêu cầu ngoại cảnh, GV có thể chia lớp thành 4 nhóm đại diện cho các đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất và dinh dưỡng. GV tổ chức hoạt động trò chơi “Ai nhanh nhất?” dựa trên nội dung bài học.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích hình ảnh các bộ phận của cây hoa cúc ở Hình 7.1 trong SGK và đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời về các đặc điểm thực vật của cây hoa cúc:

+ Bộ  rễ

+ Thân

+ Lá

+ Mọc đơn lẻ hay thành chùm,...

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh nhất?", chia lớp thành 4 nhóm đại diện cho các đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất và dinh dưỡng. Mỗi nhóm thảo luận nhanh khoảng 3 – 5 phút và viết đáp án của các câu hỏi lên bảng:

+ Hoa cúc ưu khí hậu nào? Nhiệt độ thích hợ?

+ Độ ẩm không khí, độ ẩm đất là bao nhiêu? Nếu độ ẩm vượt quá mức quy định thì cây sẽ sinh trưởng như nào?

+ Là cây ngày ngắn? Thời gian chiếu sáng để ra hoa là mấy giờ?

+ Dinh dưỡng cần cung cấp cho hoa cúc phải đảm bảo điều gì? Quy trình bón phân?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I SGK tr.31, 32 để tìm hiểu về đặc điểm thực vật học cây hoa cúc.

- HS chơi trò chơi để tìm hiểu thêm về yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.

+ Khái niệm cây hoa cúc

+ Đặc điểm thực vật học của hoa cúc (rễ, thân, lá,…)

+ Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc (nhiệt độ, độ ẩm, đất,…)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc

- Hoa cúc là một trong những loại hoa được sản xuất cắt cánh và trồng trong chậu nhiều nhất trên thế giới nhờ vào sự đa dạng chủng loại và màu sắc.

- Đặc điểm thực vật học

+ Bộ rễ: phát triển theo chiều ngang

+ Thân thảo, phần nhánh mạnh

+ Lá hoa cúc là lá đơn, mọc cách, mép lá xẻ thùy có răng cưa; mặt dưới lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhãn, gân hình mạng lưới.

+ Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính.

+ Nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa hình thành hoa đầu trạng.

+ Quả khô không mở, chỉ chứa một hạt mỏng và lép.

- Yêu cầu ngoại cảnh

+ Ưu khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 15 đến 20.

+ Độ ẩm đất từ 60% đến 70%; độ ẩm không khí từ 55% đến 65%.

+ Là cây ngày ngắn, thời gian chiếu sáng để ra hoa từ 10 đến 11 giờ.

+ Là loại cây cần dinh dưỡng cao và cân đối.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật nhân giống hoa cúc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số biện pháp nhân giống hoa cúc và trình bày được kĩ thuật nhân giống hoa cúc bằng biện pháp giâm ngọn.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II, quan sát Hình 7.2 trong SGK, nêu các câu hỏi gợi ý liên quan đến kĩ thuật nhân giống hoa cúc.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi, đồng thời phân tích ý nghĩa của từng bước.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở kĩ thuật nhân giống hoa cúc bằng giâm ngọn.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 kết nối  bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay