Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh diều CĐ 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

MỘT SỐ HỢP TÁC VỀ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA CÁC QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNG

 

Quốc gia

Nội dung hợp tác

Ma-lai-xi-a và Thái Lan

Kí kết bản ghi nhớ về hợp tác khai thác chung dầu khí tại vùng biển chồng lấn chủ quyền trong khu vực liên quan đến Biển Đông (tháng 2-1979).

Việt Nam và Ma-lai-xi-a

- Kí kết thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn năm 1992.

- Quá trình hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Công ty Dầu khí Quốc gia Ma-lai-xi-a đã có sản phẩm dầu khí từ năm 1997.

Việt Nam và In-đô-nê-xi-a

- Kí kết Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa (có hiệu lực năm 2007).

- Hai quốc gia đang nỗ lực đàm phán về vùng biển chồng lấn.

Bru-nây và Ma-lai-xi-a

- Kí kết thỏa thuận chia sẻ khai thác dầu khí từ tháng 3-2009.

- Hoạt động thăm dò dầu khí ngoài bờ biển Bru-nây được thực hiện vào năm 2011.

Bru-nây và Việt Nam

Kí kết biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và thỏa thuận cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Việt Nam) năm 2013.

Việt Nam và Mi-an-ma

Kí kết biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí vào năm 2012 nhằm thúc đẩy các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí giữa hai quốc gia.

 

MỘT SỐ HỢP TÁC VỀ DU LỊCH BIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNG

 

Quốc gia

Nội dung hợp tác

Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin

Thành lập khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (năm 1994) nhằm thúc đẩy phát triển du lịch giữa các quốc gia.

Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a Xin-ga-po

- Thành lập tam giác tăng trưởng Xi – Giô – Ri (năm 1989) để kết nối phát triển kinh tế giữa các địa phương của ba nước.

- Việc hợp tác phát triển du lịch biển thông qua các chuyến du thuyền giữa ba quốc gia được triển khai có hiệu quả.

Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a

Thành lập tam giác tăng trưởng IMT-GT (năm 1996) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia.

Việt Nam và Phi-lip-pin

Kí kết kế hoạch hợp tác về phát triển du lịch tàu biển giai đoạn 2014 – 2016.

Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái Lan

Hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam dài gần 1000km giữa các tỉnh của Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái Lan (năm 2018).

Hoạt động 6: Các biểu hiện của sự hợp tác trong phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các biểu hiện của sự hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện của sự hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục III.2 SGK tr.16-18, kết hợp với hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Trình bày vị trí, vai trò, thực trạng hoạt động giao thông trên Biển Đông.

+ Nhóm 3 + 4: Nêu một số hợp tác trong phát triển giao thông vận tải biển của các quốc gia ở Biển Đông.

+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc hợp tác trong phát triển giao thông vận tải biển ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.2. Các biểu hiện của sự hợp tác trong phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông

- Vị trí: Biển tương đối kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2.

- Vai trò: Nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch.

- Thực trạng hoạt động giao thông trên Biển Đông:

+ Giữ vị trí quan trọng về an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.

+ Có khoảng 150 – 200 tàu qua lại.

- Một số hợp tác trong phát triển giao thông vận tải biển của các quốc gia ở Biển Đông: Trình bày bảng dưới Hoạt động 6.

- Ý nghĩa của việc hợp tác trong phát triển giao thông vận tải biển ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực:

+ Khai thác tiềm năng lợi thế so sánh về giao thông vận tải đường biển của khu vực.

+ Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường biển của các quốc gia.

+ Thiết lập và phát triển một hệ thống giao thông vận tải khu vực đồng bộ và hài hoà nhằm cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải tiên tiến, hữu hiệu và an toàn.

+ Tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa các nước thành viên nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).

+ Xây dựng cơ chế phối hợp và giám sát các dự án và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách hiệu quả.

 

MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI BIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNG

 

Quốc gia

Nội dung hợp tác

In-đô-nê-xi-a và Việt Nam

Kí kết Hiệp định vận tải biển thương mại (10-1991). Hai bên tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải biển thương mại trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Phi-lip-pin và Việt Nam

Kí kết hiệp định về hàng hải (2-1992) nhằm phát triển và thúc đẩy hợp tác trên cơ sở cùng có lợi và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các bên.

Việt Nam và Ma-lai-xi-a

Kí kết hiệp định hàng hải (3-1992). Hai bên tăng cường quan hệ hữu nghị và củng cố sự hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Việt Nam và Thái Lan

Kí kết hiệp định hàng hải thương mại (1979) và nghị định thư sửa đổi, bổ sung hiệp định năm 1999; tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu hàng hải giữa hai nước cũng như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải.

Việt Nam và Lào

Kí kết thỏa thuận về việc sử dụng cảng Vũng Áng (7-2001), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào qua các cảng biển Việt Nam để thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển.

Việt Nam, Cam-pu-chia và Thái Lan

Kí kết dự thảo Hiệp định vận tải ven biển giữa ba nước (2-2020).

Việt Nam và một số quốc gia

Kí kết thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo công ước STCW 1978 với 6 quốc gia trong khối là: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây và Mi-an-ma.

Hoạt động 7: Tìm hiểu về các biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục III.3 SGK tr.18-20, kết hợp với hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu hợp tác trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm thúc đẩy hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

+ Nhóm 2 + 5: Tìm hiểu về các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng của các quốc gia ở Biển Đông.

+ Nhóm 4 + 6: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc hợp tác trong quốc phòng và an ninh ở Biển Đông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.3. Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông

- Hợp tác trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm thúc đẩy hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC):

+ 4-11-2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), các quốc gia ASEAN và Trung Quốc thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

+ 6-8-2017, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Ma-ni-la (Phi-lip-pin), ASEAN và Trung Quốc chính thức đưa ra dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (còn gọi là Dự thảo khung COC).

+ 11-2021, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24, các nước cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng thời và hiệu quả Tuyên bố DOC, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

- Các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng của các quốc gia ở Biển Đông: Trình bày bảng dưới Hoạt động 7.

- Ý nghĩa của việc hợp tác trong quốc phòng và an ninh ở Biển Đông:

+ Tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức an ninh khu vực vì mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á.

+ Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên và trở thành mối quan tâm chung của các nước: hỗ trợ nhân đạo, đối phó khủng bố, cướp biển, ứng cứu thảm họa thiên nhiên,...

+ Tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia thành viên, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên biển.

+ Sự hợp tác cũng làm cho quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực được đảm bảo, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định tăng lên. Đây là nhân tố tích cực bảo đảm an ninh cho khu vực nói riêng và góp phần bảo đảm an ninh của thế giới nói chung.

 

MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÀ AN NINH QUỐC PHONG CỦA CÁC QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNG

 

Quốc gia

Nội dung hợp tác

Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a

Hoạt động hợp tác tuần tra chung tại eo biển Ma-lắc-ca giữa ba nước được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, ngăn chặn khủng bố và cướp biển (tiến hành từ năm 2004).

Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a

Hợp tác quốc phòng nhằm ngăn chặn cướp biển, buôn lậu và các hoạt động tội phạm khác tại vùng biển Xu-lu giáp ranh giữa ba quốc gia (tiến hành từ năm 2017).

Việt Nam và Phi-lip-pin

Hợp tác hải giữa hải quân hai nước nhằm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông.

Việt Nam và Thái Lan

- Hợp tác tuần tra chung trên biển (tiến hành từ năm 2002).

- Thành lập uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.20.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.20:

+ Câu 1: Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ diện tích so với toàn lưu vực phân theo quốc gia trong lưu vực sông Mê Công.

Bảng 1.1. Diện tích lưu vực và lưu lượng dòng chảy trung bình phân theo quốc gia trong lưu vực sông Mê Công

Quốc gia

Diện tích khu vực

Lưu lượng dòng chảy trung bình (m3/s)

Diện tích (km2)

Tỉ lệ so với toàn lưu vực (%)

Trung Quốc

165 000

20,8

2 410

Mi-an-ma

24 000

3,0

300

Lào

202 000

25,4

5 270

Thái Lan

184 000

23,1

2 560

Cam-pu-chia

155 000

19,5

1 860

Việt Nam

65 000

8,2

1 660

Tổng cộng

795 000

100

 

+ Câu 2: Sự hợp tác giữa các quốc gia có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng bền vũng lưu vực sông Mê Công và giữ gìn hòa bình ở Biển Đông?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

­+ Câu 1:

+ Câu 2: Sự hợp tác giữa các nước trong Ủy hội sông Mê Công đã:

  • Góp phần giúp các nước thành viên sử dụng hợp lí và khai thác tối đa tiềm năng của lưu vực sông Mê Công trong phát triển kinh tế - xã hội.
  • Giúp đỡ các nước trong lưu vực sông Mê Công từng bước giải quyết các thách thức, như: biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn thủy sản,…
  • Hợp tác hòa bình giữa các nước ở Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển đối với các quốc gia ở Đông Nam Á, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân của các nước trong vùng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK tr.20..
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện các bài tập sau: Tìm hiểu những hoạt động của Việt Nam trong hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

+ Việt Nam và Phi-lip-pin: Hợp tác giữa hải quân hai nước nhằm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề và an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông.

+ Việt Nam và Thái Lan: Hợp tác tuần tra chung trên biển (tiến hành từ năm 2002). Đến tháng 4-2022, đã có 45 chuyến tuần tra chung trên biển giữa hai quốc gia được triển khai. Ngoài ra hai quốc gia còn thành lập Ủy ban hỗn hợp việt Nam – thái lan về thiết lập trật tự trên biển.

- Việt Nam và Xin-ga-po: Hợp tác quốc phòng đã được phối hợp triển khai hiệu quả, đạt được một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực: hợp tác hải quân; tìm kiếm cứu nạn; giao lưu sĩ quan trẻ; huấn luyện, đào tạo sĩ quan quốc phòng.

­- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Đọc và tìm hiểu trước Chuyên đề 2 – Một số vấn đề về du lịch thế giới.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh diều CĐ 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P3)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Cánh diều CĐ 1: Một số vấn đề về khu, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều CĐ 1: Một số vấn đề về khu

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay