Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 CTST CĐ 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái quát về lưu vực sông Mê Công.
  • Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  • Giới thiệu được một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
  • Xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
  • Nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của sông Mê Công; những hoạt động hợp tác ở Biển Đông và thái độ tôn trọng những quy định về hợp tác an ninh, quốc phòng trên Biển Đông
  • Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần phát triển kinh tế cho đất nước và khu vực.
  • Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, tính trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Chuyên đề học tập Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ lưu vực sông Mê Công, bản đồ Biển Đông...
  • Video, tranh ảnh về lưu vực sông Mê Công, Uỷ hội sông Mê Công, các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công, Biển Đông.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Chuyên đề học tập Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về lưu vực sông Mê Công với chuyên đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc toàn lớp, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công hoặc Biển Đông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- GV gọi HS liệt kê các quốc gia có sông Mê Công chạy qua, các quốc gia có chung Biển Đông....

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

+ Sông Mê Công chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam

+ Các quốc gia chung biển Đông: Thái Lan, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia,…

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đang đứng trước nhiều vấn đề trong hợp tác khai thác sông Mê Công và hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông. Uỷ hội sông Mê Công đã thực hiện các hoạt động gì để thúc đẩy sự hợp tác trong khai thác sông Mê Công? Biểu hiện của sự hợp tác hoà bình trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông được thể hiện như thế nào?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát lưu vực sông Mê Công

  1. Mục tiêu: Nêu được khái quát lưu vực sông Mê Công
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu khái quát lưu vực sông Mê Công
  3. Sản phẩm học tập: Khái quát lưu vực sông Mê Công
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể kết hợp sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, phương pháp trò chơi kết hợp kĩ thuật "sơ đồ tư duy" "phòng tranh" để giao nhiệm vụ:

 

+ GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn" đề HS tìm hiểu về lưu vực sông Mê Công (chiều dài, diện tích lưu vực, các quốc gia ở khu vực thượng nguồn, các quốc gia ở khu vực hạ nguồn, một số hoạt động kinh tế, đặc điểm dân cư - xã hội,...).

+ GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (nhóm tối ưu từ 4 đến 6 HS). Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả bằng sơ đồ tư duy về một trong các nội dung sau:

+ Các nhóm chẵn: tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông Mê Công.

+ Các nhóm lẻ: tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở lưu vực sông Mê Công.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, các HS thể hiện ý kiến chung bằng sơ đồ tư duy trên giấy khổ lớn (như giấy A0).

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Lưu ý: trong sơ đồ tư duy, nội dung chính thể hiện ở giữa, các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau, sử dụng từ khoá, hình ảnh minh hoạ, màu sắc khác nhau để thể hiện nội dung cho mỗi nhánh nhằm tăng tính trực quan

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trưng bày sản phẩm sơ đồ của nhóm mình xung quanh lớp. Đại diện nhóm trình bày, HS các nhóm khác góp ý, bổ sung.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức: Hồ Tôn-lê Sáp (Tonle Sap) còn gọi là Biển Hồ – một khúc của sông Tôn-lê Sáp, thuộc lãnh thổ Cam-pu-chia. Đây là hồ lớn nhất trên lưu vực sông Mê Công, có vai trò quan trọng trong điều tiết nước cho vùng hạ lưu.

https://www.youtube.com/watch?v=tKQkI3E90M4&t=35s

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Uỷ hội sông Mê Công

1. Khái quát lưu vực sông Mê Công

- Sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam với chiều dài khoảng 4 763 km.

- Diện tích lưu vực là 810 000 km2, trong đó thượng nguồn (Trung Quốc, Mi-an-ma) và khu vực hạ lưu (Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam). Lào và Thái Lan là hai quốc gia có diện tích lãnh thổ nằm trong lưu vực lớn nhất.

- Tổng lượng dòng chảy trung bình năm là 475 tỉ mỉ3 kết hợp với đặc điểm địa hình đa dạng đã tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải đường sống, du lịch, khai thác thuỷ điện,... Ngoài ra, lượng phù sa trong nước sông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng động bằng thì lưu sông

- Đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới (sau lưu vực sông A-ma-dôn), khoảng 20 000 loài thực vật, 430 loài động vật có vú, 1 200 loài chim, hơn 1.000 loài cá. Trong lưu vực sông Mê Công phát triển. rừng rậm nhiệt đới thường xanh, rừng cây rụng lá theo mùa, rừng được,...

- Dân số: có hơn 65 triệu người sinh sống ở hạ lưu, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, có nền văn hoá đa dạng.

- Đô thị hoá nhanh, các đô thị lớn bao gồm Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), Viêng Chăn (Lào), Cần Thơ (Việt Nam).

- Các hoạt động kinh tế đa dạng: trồng trọt, thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, thuỷ điện, du lịch.

 

Hoạt động 2: Uỷ hội sông Mê Công

  1. Mục tiêu: Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  3. Sản phẩm học tập: Lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp trò chơi “Đuổi hình bắt chữ hoặc “Ai nhanh hơn":

+ GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia trò chơi. GV đưa ra các hình ảnh gợi ý liên quan đến các từ khoá như nguồn nước, thiếu bền vững, môi trường, sinh kế, hiệp định, Mê Công. HS ở 2 nhóm xung phong giành quyền trả lời. Nhóm nào có nhiều đáp án chính xác hơn thì nhóm đó thắng.

+ GV tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn" yêu cầu HS điền từ hoặc cụm tử thích hợp vào chỗ trống (.....) trong đoạn thông tin sau:

Mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công là phối hợp .......(1)....., khai thác tài nguyên .....(2)......và các tài nguyên có liên quan một cách .......(3)........ vì lợi ích chung của các quốc gia và ....(4)... của cộng đồng trên phạm vi lưu vực sông Mê Công.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm, cá nhân suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc:

+ Đối với trò chơi “Đuổi hình bắt chữ: GV mời đại diện nhóm thắng cuộc nếu ý nghĩa của các từ khoá liên quan đến nội dung chuyên đề.

 + Đối với trò chơi “Ai nhanh hơn": GV gọi đại diện một số HS trình bày

Đáp án (1) quản lý; (2) nước; (3) bền vững; (4) an sinh

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

- GV mở rộng:

Uỷ hội sông Mê Công gồm có 3 cấp là Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp và Ban Thư kí.

+ Hội đồng đề ra các chính sách, quyết định và chỉ đạo nhằm thúc đẩy hợp tác và thực hiện hiệp định.

+ Uỷ ban Liên hợp thực hiện các quyết định và chỉ đạo của Hội đồng, xây dựng và cập nhật quy hoạch phát triển lưu vực, giám sát hoạt động của Ban Thư kí và vận động tài trợ,...

+ Ban Thư kí giúp Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp về hành chính, kĩ thuật và được đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban Liên hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2: Uỷ hội sông Mê Công

- Lí do ra đời:

+ Việc khai thác và sử dụng nguồn nước ở lưu vực còn thiếu bền vững, nhất là ở các quốc gia khu vực thượng nguồn. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, sinh kế của người dân ở các nước hạ nguồn.

+ Ngày 5 – 4 – 1995, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã kí kết “Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công" tại Chiềng Rai.

+ Các nước thành viên đã kí nghị định thư thành lậ Uỷ hội sông Mê Công (MRC).

- Mục tiêu: thúc đẩy, phối hợp quản lí và phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia sông Mê Công và an sinh của cộng đồng

-------------------------Còn tiếp-------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 CTST CĐ 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Chân trời CĐ 1: Một số vấn đề khu vực, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 chân trời CĐ 1: Một số vấn đề khu vực


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay