Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 CTST CĐ 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về lưu vực sông Mê Công và hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông.

- Hệ thống hoá kiến thức về các nội dung liên quan.

  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Sông Mê Công bắt nguồn từ quốc gia nào?

A Thái Lan.                      B. Trung Quốc.

  1. Mi-an-ma. D. Lào

Câu 2. Khu vực thượng nguồn sông Mê Công nằm trên lãnh thổ của

  1. Mi-an-ma và Thái Lan, B. Lào và Trung Quốc.
  2. Trung Quốc và Mi-an-ma. D. Mi-an-ma và Lào.

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm lưu vực sông Mê Công?

  1. Là một trong những dòng sông lớn trên thế giới.
  2. Lưu vực sông có nguồn nước dồi dào, giàu phù sa
  3. Lưu vực sông có sự đa dạng sinh học cao, chỉ xếp sau lưu vực sông A-ma-dôn
  4. Khu vực thượng nguồn của sông có diện tích lớn hơn khu vực hạ nguồn.

Câu 4. Ý nào dưới đây là lí do quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của Uỷ hội sông Mê Công?

  1. Nguồn nước ở lưu vực sông Mê Công ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
  2. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước ở lưu vực sông còn thiếu bền vững.
  3. Sự khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản
  4. Nguồn nước trong lưu vực sông ngày càng cạn kiệt.

Câu 5. Thủ tục nào dưới đây không thuộc năm bộ quy tắc thủ tục của Uỷ hội sông Mê Công?

  1. Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu.
  2. Thủ tục Khai thác khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
  3. Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thoả thuận
  4. Thủ tục Giám sát sử dụng nước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

D

B

B

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

  1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành thông tin theo bảng sau vào vở để thể hiện đặc điểm và vai trò của tài nguyên thiên nhiên ở lưu vực sông Mê Công

Tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm chính

Ví dụ về vai trò

Tài nguyên nước

 

 

Tài nguyên sinh vật

 

 

  1. Vẽ sơ đồ thể hiện một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
  2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành thông tin theo bng sau vào vở về hợp tác giữa các nước trong khai thác Biển Đông.

Nôị dung hợp tác

Một số hợp tác cụ thể

Các nước tham gia

Hợp tác trong khai thác thuỷ sản

 

 

Hợp tác trong khai thác dầu khí

 

 

Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

 

 

Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

1.

Tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm chính

Ví dụ về vai trò

Tài nguyên nước

Nguồn nước sông Mê Công dồi dào, với tổng lượng dòng chảy hằng năm đạt khoảng 475 tỉ m3, đồng thời kết hợp với đặc điểm địa hình đa dạng đã tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải đường sông, du lịch, khai thác thuỷ điện,...

Dòng Mê Công chảy qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 40.000km2, là nơi sinh sống của gần 20 triệu dân, hằng năm đóng góp đến 27% GDP với 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long đang và sẽ phải chịu tác động kép của biến đổi khí hậu và của bất ổn an ninh nguồn nước sông Mê Công.

Tài nguyên sinh vật

- Có sự đa dạng sinh học cao, có khoảng 20 000 loài thực vật, 430 loài động vật có vú, 1 200 loài chim, hơn 1.000 loài cá.

- Phát triển rừng rậm nhiệt đới thường xanh, rừng cây rụng lá theo mùa, rừng đước....

Lưu vực sông Mekong đang cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm đảm bảo cho sự sinh tồn của khoảng 60 triệu con người. Chỉ riêng về cá, mỗi năm ước tính sản lượng đạt 2,6 triệu tấn, chiếm 25% sản lượng thủy sản nước ngọt trên toàn cầu

 

2.

3.

Nôị dung hợp tác

Một số hợp tác cụ thể

Các nước tham gia

Hợp tác trong khai thác thuỷ sản

- Diễn đàn tham vẫn thuỷ sản Đông Nam Á (AFCF)

- Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-pu-chia (năm 1982);

- Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan giữa Việt Nam và Thái Lan (năm 1997);

- Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 2000);

- Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Phi-líp-pin (năm 2010);...

- Các nước Đông Nam Á.

 

- Việt Nam và Cam-pu-chia

 

 

- Việt Nam và Thái Lan

 

 

 

- Việt Nam và Trung Quốc

 

 

 

- Việt Nam và Phi-líp-pin

Hợp tác trong khai thác dầu khí

- Hợp tác giữa Ma-lai-xi-a và Thái Lan ngày 21 – 2 – 1979, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí Bản ghi nhớ về vấn đề khai thác chung dầu khi tại vùng biến chống lớn trong khu vực Biển Đông

- Hợp tác giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a: ngày 5 – 6 –1992, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã kí Bản thoả thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biến chồng lấn.

- Hợp tác giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a ngày 26 – 6 – 2003, sau 25 năm đàm phán, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã kí Hiệp định phân định thềm lục địa chồng lần giữa hai nước.

-  Hợp tác giữa Việt Nam, Phi-lip-pin và Trung Quốc ngày 14 – 3 – 2005, tại Ma-ri-la (Manila - Phi-lip-pin) đã diễn ra lễ ki thoả thuận 3 bên về khảo sát địa chấn biến chung trong khu vực thoả thuận tại Biển Đông

- Hợp tác giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc: ngày 21 – 11 – 2018, chính phủ Phi-líp-pin và Trung Quốc đã kí Bản ghi nhớ về việc hợp tác khai thác dầu khí chung ở Biển Đông

- Ma-lai-xi-a và Thái Lan

 

 

 

 

 

- Việt Nam và Ma-lai-xi-a

 

 

 

 

 

- Việt Nam và In-đô-nê-xi-a

 

 

 

 

- Việt Nam, Phi-lip-pin và Trung Quốc

 

 

 

 

 

- Phi-lip-pin và Trung Quốc

Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

- Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN (STOM) Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN

- Hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

- ASEAN

 

 

 

 

- Việt Nam với Trung Quốc

Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

- Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

- Các hiệp định và biên bản ghi nhớ

+ Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) giữa Việt Nam và Xin-ga-po

+ Hiệp định hợp tác giữa Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a nhằm tiến hành tập trận chung trên biển và phối hợp tuần tra hàng hải tại eo Ma-lắc-ca (Malacca).

+ Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Phi-líp-pin, năm 2010.

- Các nước ASEAN và Trung Quốc

 

- Việt Nam và Xin-ga-po

 

 

- Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a

 

 

 

- Việt Nam và Phi-líp-pin

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau: Thu thập tư liệu và viết một báo cáo ngắn về một trong những nội dung hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập Chuyên đề 1 trong Sách bài tập Địa lí
  • Đọc và tìm hiểu trước Chuyên đề 2: Một số vấn đề du lịch thế giới.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 CTST CĐ 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P3)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Chân trời CĐ 1: Một số vấn đề khu vực, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 chân trời CĐ 1: Một số vấn đề khu vực


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay