Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 11.1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
+ Sử dụng các công cụ Địa lí học: Đọc được bản đồ và rút ra nhận xét về lưu vực sông Mê Công, hệ thống đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công (năm 2020); đọc được biểu đồ và rút ra nhận xét về tỉ lệ diện tích lưu vực sông Mê Công theo quốc gia.
+ Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung chuyên đề.
+ https://www.mrcmekong.org/vietnamese
+ http://www.mekongenvironmentforum.org/
+ https://nghiencuubiendong.vn/
+http://www.visi.ac.vn/pages/vi/index
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về lưu vực sông Mê Công, Biển Đông với chuyên đề.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm việc toàn lớp, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về lưu vực sông Mê Công hoặc Biển Đông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- GV gọi HS liệt kê các quốc gia có sông Mê Công chạy qua, các quốc gia có chung Biển Đông....
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
+ Sông Mê Công chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam
+ Các quốc gia chung biển Đông: Thái Lan, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Sông Mê Công và Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của bộ phận lớn người dân khu vực Đông Nam ÁSong Me Công là con sông dài nhất và quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á lục địa; Biển Đông là biến chung của hầu hết các nước Đông Nam Á. Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi của sông Mê Công và Biển Đông hiệu quả, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã hợp tác với nhau như thế nào? Việt Nam là quốc gia nằm trong lưu vực sông Mê Công và có chủ quyền trên Biển Đông đã có vai trò như thế nào trong các cơ chế hợp tác có liên quan, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động 1: Khái quát lưu vực sông Mê Công
Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, bản đồ về lưu vực sông Mê Công.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục 1 và hình 1, kết hợp hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, hãy: + Xác định vị trí của lưu vực sông Mê Công trên bản đồ. + Nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công (vị trí, phạm vi và đặc điểm lưu vực). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, dựa vào thông tin và các hình để hoàn thành nhiệm vụ theo suy nghĩ, hiểu biết của mình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ ý kiến - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng kiến thức: + Sông Mê Công có nhiều tên gọi khác nhau. Ở thượng nguồn, sông được người Trung Quốc gọi là Lan Thương Giang có nghĩa là con sông cuộn sóng. Người Lào và người Thái Lan gọi là Mènam Khong, có nghĩa là sông Mẹ. Người Cam-pu-chia sử dụng tên gọi Tôn-lê Thơm có nghĩa là sông Lớn. Về đến Việt Nam, sông Mê Công chia thành sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển ở chín cửa nên còn gọi là sông Cửu Long. + Mùa lũ cung cấp phù sa cho vùng đồng bằng rộng lớn, nhiều hệ sinh thái của sông Mê Công đã phát triển do sự thay đổi dòng chảy theo mùa. Vòng đời của nhiều loài cá sông Mê Công phụ thuộc vào mùa lũ. Cá di cư đến các vùng sâu trên dòng chính để tìm nơi ẩn náu trong mùa khô. Trong mùa lũ, chúng di cư trở lại bãi đẻ và kiếm ăn trên các vùng ngập lũ giàu dinh dưỡng. + Năm 2019 và 2020, ở đồng bằng sông Cửu Long, mực nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 100 năm trở lại đây. Lượng nước chảy vào đồng bằng ít đi trong khi mực nước biển lại dâng cao, làm tăng độ mặn của đất. Do đó, diện tích đất dành cho trồng trọt ngày càng bị thu hẹp. https://www.youtube.com/watch?v=tKQkI3E90M4&t=35s Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Uỷ hội sông Mê Công 1: Khái quát lưu vực sông Mê Công - Sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam với chiều dài khoảng 4 763 km, (thứ ba châu Á, thứ 12 thế giới). - Được chia thành khu vực thượng nguồn (Trung Quốc, Mi-an-ma) và khu vực hạ lưu (Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam). - Diện tích lưu vực là 810 000 km2, Lào và Thái Lan là hai quốc gia có diện tích lãnh thổ nằm trong lưu vực lớn nhất. - Tổng lượng dòng chảy trung bình năm là 475 tỉ mỉ3 và có sự phân mùa, phần thượng nguồn có mùa lũ vào mùa xuân hoặc đấu hạ (băng tuyết tan), phần hạ lưu có mùa lũ trùng với mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11, chiếm khoảng 70 – 80% tổng lưu lượng dòng chảy cả năm). - Đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới (sau lưu vực sông A-ma-dôn), gồm các loài thực vật, cá, chim, bò sát và lưỡng cư, động vật có vú,... - Dân số: có hơn 65 triệu người sinh sống ở hạ lưu, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, có nền văn hoá đa dạng. - Đô thị hoá nhanh, các đô thị lớn bao gồm Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), Viêng Chăn (Lào), Cần Thơ (Việt Nam). - Các hoạt động kinh tế đa dạng: trồng trọt, thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, thuỷ điện, du lịch |
--------------Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối CĐ 11.1: Một số vấn đề khu vực, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 11 kết nối CĐ 11.1: Một số vấn đề khu vực