Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT CĐ 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…..

Dựa vào Hình 1 – Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr 27 – 30, hãy hoàn thành thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên vào bảng sau:

TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: là yếu tố định hướng cho du lịch, tác động rất lớn đến việc lập kế hoạch phát triển và thiết kế sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác.

Các yếu tố

 

Đặc điểm

Cơ sở

 phát triển

Loại hình

 du lịch

Ví dụ

Địa hình

- Là yếu tố cơ bản tạo nên thắng cảnh thu hút khách và không gian diễn ra các hoạt động du lịch.

- Các dạng địa hình: địa hình núi, địa hình các – xtơ, địa hình bờ biển và đảo.

-  Địa hình núi: các núi cao, dốc hiểm trở và có nhiều thẳng cảnh đẹp.

- Địa hình các – xtơ gồm các dạng địa hình Ca – ren, cánh đồng các – xtơ, hàm ếch…

- Địa hình bờ biển, đảo: cảnh quan đẹp, bãi cát mịn, nước trong

- Đảo có vị trí thuận lợi, địa hình độc đáo, hệ sinh thái biển đặc sắc.

- Địa hình đồi núi: ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, theo thao, trải nghiệm…

- Địa hình các – xtơ: hoạt động du lịch mạo hiểm, tham quan, nghiên cứu, khám phá.

- Địa hình bờ biển, đảo: phát triển du lịch biển, lặn ngắm san hô, cắm trại, lặn biển…

- Địa hình đồi núi: An – pơ (Châu Âu), Rốc – ki…

- Địa hình Các – xtơ: Nam Âu, Nam Mỹ, Hoa Kỳ…

+ Địa hình bờ biển, đảo: Ha – oai (Hoa Kỳ), Ba – li (In – đô – nê – xi – a)…

Khí hậu

- Tác động rõ rệt đến sự phát triển nhiều loại địa hình du lịch.

- Các yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến thời gian lưu trú, hình thức du lịch, mùa du lịch và lựa chọn địa điểm

Nhiệt độ, gió, độ ẩm, không khí

Phát triển các loại hình du lịch thăm quan, dã ngoại, leo núi, đua thuyền, săn mây, đón tuyết…

Leo núi Everest, săn mây Đà Lạt, Thụy Sĩ…

Hệ

sinh thái

- Hệ sinh thái phong phú, độc đáo và điển hình.

- Các loài có thể khai thác phục vụ cho mục đích du lịch.

- Sinh vật có giá trị thẩm mĩ, giá trị tinh thần độc đáo và có thể tiếp cận được theo nhu cầu khách du lịch. 

Hệ sinh thái độc đâó, mang bản sắc của một khu vực, như xã van, hoang mạc, rừng ngập mặn...

Quan sát động vật hoang dã, lặn biển, tham quan khu bảo tồn, cắm trại, dã ngoại…

Châu Phi (Cộng hòa Nam Phi, Kê – ni – a…), Đông Nam Á (Thái Lan, In – đô – nê – xi – a),….

Thủy sản

Tài nguyên nước được sử dụng trong du lịch gồm nước biển, nước trên lục địa, nước khoáng, nước đóng băng.

- Nước biển có nhiệt độ ấm áp, độ trong cao.

- Sóng, thủy triều và các dòng chảy địa phương.

- Nước khoáng.

- Nước đóng băng

Phát triển loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao: lướt sóng…, chèo thuyền, câu cá, trượt băng, đi bộ trên tuyết….

Tắm suối nước nong Nhật Bản, Niu Di – Len, lướt sóng diều ở Pháp…

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…..

Dựa vào Hình 4 – Hình 6, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGk tr 31 – 33, hãy hoàn thiện thông tin về tài nguyên dịch văn hóa vào bảng sau:

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA

- Tài nguyên du lịch văn hóa: bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, kahor cổ, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng cho mục đích du lịch.

Các

yếu tố

Đặc điểm

Cơ sở phát triển

Loại hình

du lịch

Ví dụ

Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc

- Là các di sản văn hóa được UNESCO công nhận là tài nguyên đặc biệt trong du lịch.

- Tạo điền để cho các loại hình du lịch thăm quan, nghiên cứu và trải nghiệm.

- Liên kết con người từ các nền văn hóa khác tạo ra các giá trị nhân văn.

- Di tích lịch sử - văn hóa: Các công trình tưởng niệm như tượng đài, khu du lịch, phòng trưng bày…

- Di tích khảo cổ, kiến trúc: chứa nhiều bí ẩn, dấu ấn văn hóa. Các tòa nhà thiêng liêng (nhà thờ, lâu đài..), công trình được xây dựng vị trí đặc biệt (trên vách đá, bên bờ biển…), các công trình kiến trúc mang phong cách hoặc tiêu biểu cho thời kì lịch sử.

- Di tích lịch sử - văn hóa: tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

- Di tích khảo cổ, kiến trúc: tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa.

- Di tích lịch sử - văn hóa: Kim tự tháp (Ai Cập), đền Ăng Co Vát ( Cam – pu – chia)…

- Di tích khảo cổ, kiến trúc: cánh đồng Chum ở Lòa, Hang động Thê – ô – pê – tra Hy Lạp, tháp Ép – pen (Pháp)….

Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian

- Tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, làm tăng sức hấp dẫn của du lịch địa phương.

- Giá trị văn hóa truyền thống: thể hiện các giá trị xã hội, tín ngưỡng đặc trưng của một quốc gia, một dân tộc.

- Lễ hội: lễ hội đương đại, lễ hội âm nhạc…

- Văn nghệ dân gian: văn hóa, âm nhạc, các loại hình biểu diễn dân gian…

- Giá trị văn hóa truyền thông: nghề thủ công, ẩm thực, trang phục dân tộc…

- Lễ hội: tham gia, trải nghiệm, nghiên cứu văn hóa bản địa..

- Văn nghệ dân gian: du lịch nghiên cứu, học tập, trải nghiệm…

- Giá trị văn hóa truyền thống: Pháp, I – ta – li – a, Nhật Bản,

- Lễ hội: lễ hội Ca – na – van Bra – xin, lễ hội khinh khí cầu quốc tế Hoa Kỳ.

Công trình lao động, sáng tạo của con người

-Thể hiện sự sáng tạo của con người, mang dấu ấn nhận diện cho những điểm đến đồng thười khai thác những địa điểm không được thiên nhiên ưu đãi.

- Nông thôn: công trình gắn liền khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình và cuộc sống lao động của người dân (cơ sở sản xuất, cơ sở giao thông, loại hình trang trại…)

- Ở đô thị: công trình giáo dục, địa điểm tổ chức sự kiện văn hóa, thế thao, khoa học, công trình biểu tượng, công viên…

- Nông thôn: sản phẩm du lịch kết hợp tham quan, nghĩ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống địa phương.

- Đô thị: trải nghiệm về văn hóa, kiến trúc, mua sắm, giải trí…

- Nông thôn: ngôi làng có cảnh quan đẹp ở Châu Âu, văn hóa đặc sắc ở châu Á,

- Đô thị: Niu – Oóc, Luân Đôn…

Hoạt động 2:  Tìm hiểu tài nguyên du lịch Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của các loại tài nguyên du lịch ở Việt Nam.

- Sử dụng được tranh ảnh để thấy được sự đa dạng của loại tài nguyên du lịch ở Việt Nam.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 7, thông tin mục I.3 SGK tr. 34 và trả lời câu hỏi: Trình bày tiềm năng của tài nguyên du lịch ở Việt Nam.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tài nguyên du lịch ở Việt Nam và chuẩn kiến thức GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Việt Nam ta cũng đang trên đà phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa nhằm thu hút khách du lịch đồng thời tạo nền kinh tế du lịch phát triển.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 7, thông tin mục I.3 SGK tr 34 và trả lời câu hỏi: Trình bày tiềm năng của tài nguyên du lịch ở Việt Nam (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 2).

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video liên quan đến tài nguyên du lịch Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tiềm năng của tài nguyên du lịch ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam được ưu ái ban tặng những điều kiện tự nhiên phong phú và đặc sắc để xây dựng nên những điểm du lịch uy tín, thu hút lượng khách du lịch từ đông đảo từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tài nguyên du lịch Việt Nam

Tài nguyên du lịch Việt Nam rất đa dạng và phong phú, đây là cơ sở để phát triển ngành du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình:

·        Địa hình núi đa dạng nhiều địa điểm thuận lợi tổ chức hoạt động du lịch thể thao, thăm quan… (đỉnh núi Phan – xi – păng, đỉnh núi Pu – ta – lăng…).

·        Địa hình các – xtơ: địa hình ngập nước (vịnh Hạ Long), Quần thể danh thắng Tràng An…

·        Bãi biển: Hạ Long, Mỹ Khê…

+ Khí hậu: phân hóa đa dạng theo lãnh thổ.

+ Thủy văn: nhiều sông hồ nổi tiếng (sông Hương, hồ Ba Bể…)

+ Hệ sinh thái: có 34 vườn quốc gia, 11 khu sinh quyển (Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Tiên…)

- Tài nguyên du lịch văn hóa

+ Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc: Hoàng thành Thăng long, phố cổ Hội An…

+ Giá trị truyền thống, lễ hội, văn hóa dân gian và các giá trị văn hóa khác: lễ hội Đền Hùng, Yên Tử…

+ Các công trình lao động, sáng tạo của con người: làng gồm Bát Tràng, làng thêu Văn Lâm…

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM

   Đỉnh núi Phan – xi – phăng       Quần thể Tràng An – bảo tàng địa chất ngoài trời

Hồ Ba Bể - vẻ đẹp tiềm ẩn và lôi cuốn              Vườn quốc gia Cát Tiên

                     Phố cổ Hội An                                                 Lễ hội Đền Hùng

Làng gốm Bát Tràng

 Video: https://www.youtube.com/watch?v=wkRLe3rZyEA

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT CĐ 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối CĐ 11.2: Một số vấn đề về du, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 11 kết nối CĐ 11.2: Một số vấn đề về du


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay